TIN TỨC » Kiến thức

Người xưa có câu: 'Dù đói đến đâu cũng không được ăn đồ cúng ở mộ; dù mệt đến đâu cũng không được ngồi trên ghế thịt người', 'ghế thịt người' ám chỉ điều gì?

Thứ hai, 19/02/2024 09:27

Trong quá trình phát triển, tổ tiên đã phát huy trí tuệ và khả năng của mình, mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của xã hội. Trong đó, những câu tục ngữ là một điều quan trọng của nền văn hóa cổ xưa được lưu truyền tới ngày nay.

Trong xã hội phong kiến, khi khái niệm về "khoa học" còn chưa xuất hiện, người dân thường giữ thái độ kính trọng mọi sự việc. Qua đó, niềm tin vào thần linh, vào các hiện tượng thiên nhiên, đặc biệt là những quan niệm liên quan đến sinh tử và linh hồn, trở nên sâu đậm. "Dù đói đến mức nào cũng không ăn đồ cúng ở mộ; dù mệt đến mức nào cũng không ngồi trên ghế thịt người" - câu tục ngữ này, với phần đầu dễ hiểu, nhưng phần sau - "ghế thịt người" lại khiến nhiều người hiện đại phải suy ngẫm.

Câu tục ngữ này không chỉ phản ánh sự thiếu hiểu biết của người xưa, mà còn cho thấy sự khôn ngoan, kinh nghiệm sống được rút ra từ cuộc sống hàng ngày.

Dù đói đến đâu cũng không được ăn đồ cúng ở mộ

Câu này dễ hiểu, chỉ việc khi ta đi tảo mộ, thường mang theo thức ăn cúng trước mộ tổ tiên. Người xưa tin vào sự luân hồi của sinh tử và rằng người chết có thể thấy được người sống trong thế giới bên kia. Vì vậy, không nên "cạnh tranh" thức ăn với linh hồn, để tránh gặp xui xẻo.

Ngoài ra, từ góc độ sức khỏe, việc tránh ăn thức ăn cúng cũng có lý do chính đáng. Thức ăn để ngoài trời, nhất là trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa ẩm hoặc nóng bức, dễ biến chất và trở nên không an toàn để tiêu thụ. Quan niệm này vô tình trở thành một lời khuyên về vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ những thực phẩm không được bảo quản đúng cách.

Dù mệt đến đâu cũng không được ngồi trên ghế thịt người

Ý này ám chỉ đến việc sử dụng người khác làm "ghế", thường là thông qua việc ngồi lên người hoặc đùi của họ, là một hành động thiếu tôn trọng đến nhân phẩm và tự trọng của con người. Trong xã hội phong kiến, địa vị xã hội quyết định quyền lực và quyền được tôn trọng. Việc "ngồi trên ghế thịt người" biểu thị sự chênh lệch địa vị cực đoan và sự khinh rẻ người khác.

Ngoài ra, từ góc độ giới tính, câu tục ngữ cũng phản ánh quan điểm về mối quan hệ giữa nam và nữ trong xã hội xưa, nơi mà sự tiếp xúc thân mật công khai giữa hai giới bị hạn chế nghiêm ngặt để bảo vệ danh dự và đạo đức.

Kết luật, dù nhiều câu tục ngữ có vẻ mang màu sắc mê tín, nhưng qua quan sát và hiểu biết, chúng ta có thể thấy được sự khôn ngoan và kinh nghiệm sống của tổ tiên. Chúng là bài học quý giá, xứng đáng được truyền lại qua các thế hệ, dù trong thời đại hiện đại, chúng ta không nên mù quáng tin vào mê tín, nhưng những kinh nghiệm sống này vẫn rất đáng để học hỏi và kế thừa.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới