Trong hành trình phát triển không ngừng, người xưa luôn có một số câu nói đúc kết từ kinh nghiệm sống được truyền lại. Tuy nhiên, trong vô số câu nói thông dụng, luôn có một số câu nói kỳ quặc và khó hiểu. Ví dụ như trong có câu: "Miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát'’, vậy rốt cuộc "miệng lớn" và "miệng nhỏ" được nói đến trong câu này ám chỉ điều gì? Nó có ý nghĩa trong cuộc sống hiện tại không?
Người xưa có câu: ‘Miệng lớn đấu với miệng nhỏ, gia đình ly tán, người của tan nát’ để nói về kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà. (Hình minh họa).
Trước khi nói về câu tục ngữ này, trước tiên chúng ta hãy nói về tầm quan trọng mà người xưa gắn liền với phong thủy. Bởi trong đời sống của người xưa, sự quan tâm và niềm tin vào phong phủy của con người chưa bao giờ suy giảm. Họ thường áp dụng những kiến thức này vào việc xây nhà hay chọn nghĩa trang. Người ta tin rằng nơi nào có phong thủy tốt sẽ có lợi cho sự phát triển của gia chủ, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của gia đình.
Trong số đó, có một số ý kiến có cơ sở khoa học nhất định, chẳng hạn như người xưa chọn xây nhà quay mặt về hướng Nam, mặc dù người dân cho rằng nó có lợi cho sự lưu thông vì có hướng gió mát, mang vận khí may mắn. Quan điểm thực tế, ngôi nhà như vậy có cấu trúc thuận lợi hơn cho việc chiếu sáng trong nhà. Ngoài ra, không khí lạnh sẽ đến từ phía Bắc vào mùa đông, nên cũng tránh được khí lạnh thổi thẳng vào nhà. Chính vì thế, những câu nói tưởng chừng như không hề dễ hiểu này lại ẩn chứa những ẩn ý khôn ngoan, mà người xưa đã đúc kết trong cuộc sống.
Quay lại chủ đề, cùng nói về câu tục ngữ vừa nêu, "miệng lớn" và "miệng nhỏ" nghĩa là gì? Trên thực tế, trong câu này nói "miệng lớn" và "miệng nhỏ" ám chỉ cửa của ngôi nhà. Miệng lớn có nghĩa là nói cửa chính ra vào, còn miệng nhỏ là cửa sổ. "Miệng lớn đấu với miệng nhỏ" nói về cửa chính và cửa sổ đối diện nhau.
(Hình minh họa).
Một vấn đề thường nảy sinh trong kiểu thiết kế ngôi nhà này, đó là vấn đề tương ứng của cửa ra vào và cửa sổ. Vậy tại sao cửa ra vào và cửa sổ đối diện nhau lại không tốt? Điều này có mối liên hệ nhất định với phong thủy mà chúng ta đã nói ở trên. Trong quan điểm của người xưa, cửa chính là cửa hút gió và hút tài lộc, còn cửa sổ là cửa thông gió và thoát khí xấu. Trong nhà, hai cửa này có chức năng ngược nhau, nếu để đối nhau gây bất lợi cho "dòng chảy" may mắn, sẽ phá hoại phong thủy, sợ rằng trong nhà sẽ bị phá tài lộc khi vừa vào cửa lớn đã ra thẳng cửa nhỏ và biến mất. Điều này khiến cả gia đình sẽ bị ảnh hưởng, đương nhiên cũng sẽ suy sụp.
Việc đối cửa ra vào và cửa sổ được coi là mang ý nghĩa không may mắn, sẽ dẫn đến hao hụt tài lộc của gia đình. Trên thực tế, nhìn từ góc độ kiến trúc hiện đại, quy tắc này của người xưa cũng có những giá trị nhất định, bởi vì phong cách kiến trúc này chú trọng đến tính chất vẻ đẹp của sự đối xứng trong không gian nội thất.
(Hình minh họa).
Ví dụ, các cung điện, đền thờ hoặc ngôi nhà cổ xưa của người bình thường sẽ cố gắng hết sức để tìm kiếm sự đối xứng ở cả hai bên. Nghĩa là cửa sổ trong phòng đối xứng nhau nhưng không thiết kế cửa sổ đối diện với cửa chính ra vào. Kiểu vẻ đẹp đối xứng này thường mang lại cho người ta hiệu ứng thị giác tốt hơn.
Hãy tưởng tượng, nếu cửa ra vào và cửa sổ của một ngôi nhà được bố trí đối diện, cấu trúc trái phải của không gian không nhất quán, ai nhìn vào cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu. Khi vừa bước vào nhà là nhìn thấy phía sau nhà qua cửa sổ đối diện. Trừ khi có một số người lập dị thích, cá tính hoặc xây dựng theo phong cách riêng của mình mà không theo gu thẩm mỹ của công chúng. Theo quan điểm, người ta ưa chuộng những ngôi nhà được thiết kế đối xứng hơn, vì vậy câu nói này của người xưa vẫn còn có ý nghĩa cho đến ngày nay.
(Hình minh họa).
Ngoài vấn đề phong thủy về việc bị phá tài lộc khi để cửa lớn đối diện của sổ, còn có một quan điểm cho là sẽ làm hại người khác, tại sao lại như vậy? Sở dĩ có câu nói như vậy là vì trong mắt người xưa, khi thiết kế nhà sẽ phải tính đến việc gió lùa. Gió lùa thường khiến người ta nhiễm gió lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Vì vậy để tránh xảy ra những cơn gió lùa như vậy, việc thiết kế cửa ra vào và cửa sổ cũng đã trở thành điều cấm kỵ.
Theo quan điểm y học hiện nay, gió lùa thực sự sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi cá nhân. Đặc biệt là người già và trẻ em yếu đuối dễ, có thể bị cảm lạnh hoặc sốt và các bệnh liên quan đến gió lạnh khác. Gió lùa sẽ gây ra những hư hỏng nhất định cho tường và dầm nhà do bị thổi, tạt lâu ngày cũng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của ngôi nhà.
Vì vậy, tóm lại cho dù là theo phong thủy hay thực tiễn cuộc sống, không nên để cửa sổ trong nhà đối diện với cửa trước.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!