Nếu bạn thuộc tầng lớp quý tộc, có thể mua một con ngựa tốt hoặc thuê một chiếc xe ngựa để thực hiện chuyến đi. Nhưng nếu bạn chỉ là một người dân thường, bạn sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào đôi chân của mình. Theo những ghi chép lịch sử, đã có một học giả từ miền Nam lên Bắc Kinh để dự thi khoa cử, mất tới hai tháng trên đường.
Một khó khăn khác mà người xưa phải đối mặt khi đi đường là việc tìm chỗ ở. Khác với hiện tại, thời đó để kiếm một chỗ ở trọ trên đường là điều rất hiếm. Mọi người thích sống trong các thành phố lớn và dù có người sống ngoại ô, nhà cửa cũng thường xây sát với thành phố. Điều này là bắt buộc vì an ninh lúc bấy giờ không đảm bảo. Một gia đình sống lẻ loi ngoài vùng hoang vu có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của bọn cướp.
Khi không có chỗ để ở, người xưa tuân theo một quy tắc không được lưu truyền từ đời này qua đười khác đó là: dù có phải ngủ ngoài nghĩa địa cũng không được ở trong những ngôi chùa đổ nát. Vì sao lại có quy định kỳ lạ như vậy?
Lý do thực sự rất đơn giản, đầu tiên, nhiều kẻ đã phạm tội giết người ở quê nhà sau đó bỏ trốn khỏi nơi ở, thường chọn ẩn náu và ngủ qua đêm tại các ngôi chùa đổ nát, bỏ hoang. Những kẻ này thường rất nguy hiểm và nếu bạn vô tình bước vào, rất có thể bạn sẽ bị cướp của hoặc thậm chí là mất mạng.
Hơn nữa, khu vực xung quanh những ngôi chùa đổ thường là nơi ẩn náu của bọn cướp, chúng chuyên săn lùng những học giả đi đường để cướp bóc. Do đó, chọn ở trong một ngôi chùa đổ nát gần như là một quyết định tự sát.
Ngược lại, dù nghĩa địa có vẻ đáng sợ, nhưng đó không phải là nơi chôn cất bừa bãi mà thường được con cháu thăm viếng hàng năm, nên thực sự rất an toàn. Vậy nên, trong mắt người xưa, ngủ trong nghĩa địa còn an toàn hơn nhiều so với việc ở trong một ngôi chùa đổ nát.
Tóm lại, nguyên nhân của quy định này có thể được tóm gọn trong 8 chữ: "Khi nhỏ sợ ma, khi lớn sợ người", quả thực, lời khuyên của người xưa là có cơ sở.