TIN TỨC » Kiến thức

Người xưa dặn: ‘Sớm không mua thịt lợn, muộn không mua đậu phụ”, câu này nghĩa là gì?

Thứ bảy, 26/10/2024 13:08

Một trong những kinh nghiệm đi chợ mua thực phẩm của người xưa có thể nhắc đến là: "Sáng chớ mua thịt lợn, muộn chớ mua đậu phụ".

Khi đi mua thực phẩm, bạn không nên mua nếu thực phẩm đã để qua đêm hoặc nếu nó đã bị hỏng. Đây là những điều cơ bản nhất. Đặc biệt đối với một số loại thịt, bạn không chỉ nên hỏi về giá trước khi mua mà còn phải đánh giá xem liệu thịt có tươi ngon không. Có một số câu nói phổ biến được lưu truyền trong nhân dân, nói về vấn đề mua thực phẩm, chẳng hạn như: “Sớm không mua thịt lợn, muộn không mua đậu phụ”. Tại sao người xưa cho rằng đây là lúc không nên mua thịt lợn và đậu phụ.

Khi đi mua thực phẩm, bạn không nên mua nếu thực phẩm đã để qua đêm hoặc nếu nó đã bị hỏng.

“Sớm không mua thịt lợn, muộn không mua đậu phụ”, nghĩa đen là không mua thịt lợn quá sớm và không mua đậu phụ quá muộn. Điều này có thể trái ngược với thực trạng hiện nay, nhưng trong quá khứ của xã hội cũ, liệu có điều gì đó đáng để học hỏi ở câu nói này?

Sớm không mua thịt lợn

Theo người xưa, có hai điểm chính. Nguyên nhân đầu tiên là nếu mua thịt lợn quá sớm thì trọng lượng có thể nặng hơn. Trước đây người bán thịt lợn cơ bản là tự giết mổ và bán. Không giống như nhiều lò mổ bây giờ, họ giết mổ và bán lợn thịt qua thương lái. Nếu bạn bán thịt lợn sáng ở sạp tại các chợ, bạn có thể phải dậy sớm từ 5-6 giờ sáng để đi lấy thịt từ các lò mổ. Nếu bạn thịt chiều, người bán sẽ đến lò mổ lấy thịt từ 3-4 giờ và mang ra chợ bán lúc 5 giờ. Nếu bạn mua thịt tại quầy lúc sớm khi đó thịt vừa được người bán lấy ở lò mổ về, độ ẩm trong thịt lợn sẽ tương đối nhiều hơn.

Người xưa cho rằng, nếu mua thịt lợn quá sớm thì trọng lượng có thể nặng hơn và cũng dễ dính phải thịt ế từ hôm trước.

Nếu đợi sau vài giờ mới mua, thịt lợn đã được phơi trên bàn, giá một thời gian và độ ẩm sẽ tương đối ít. Vì vậy, nếu bạn mua thịt lợn quá sớm và hàm lượng nước cao thì thực tế bạn sẽ mua được ít thịt lợn hơn. Ngược lại, nếu bạn mua thịt lợn muộn hơn và hàm lượng nước tương đối ít hơn thì thực tế bạn sẽ mua nhiều thịt lợn hơn. Đây chính là kinh nghiệm mà người xưa đúc kết trong câu nói “Sớm không mua thịt lợn”.

Cách giải thích thứ hai là nếu mua thịt lợn quá sớm, bạn có thể mua phải thịt qua đêm, tức là thịt chưa bán hết hôm trước. Trước đây, điều kiện kinh tế của người dân khác với bây giờ, về cơ bản là không thể ăn thịt. Chỉ trong dịp lễ hội mới có thể mua thịt. Nhưng hiện tại thì nhu cầu ăn của người dân được đáp ứng khi có nhiều người bán. Nguồn cung cấp thịt lợn rất nhiều. Vì vậy, sẽ có tình huống thịt lợn giết mổ trong ngày không bán hết. Là người bán thịt, thịt lợn không bán được trong ngày hôm đó sẽ được giữ lại để bán vào ngày hôm sau, còn thịt lợn tươi mới lấy vào ngày hôm sau sẽ được giữ lại. Số thịt lợn mới chỉ được bán sau khi đã bán hết số thịt lợn bị dư từ hôm trước.

Mọi người nên quan sát để lựa chọn được thực phẩm tươi ngon nhất.

Vì vậy, nếu mua thịt lợn quá sớm, bạn có thể mua phải thịt lợn còn sót lại của người bán thịt từ hôm trước. Trong trường hợp bình thường, người ta không dễ dàng phân biệt được và bạn cũng không biết rằng mình đang mua thịt lợn cũ bị ế từ hôm trước. Ngược lại, nếu bạn mua thịt lợn muộn hơn một chút thì số thịt còn lại của ngày hôm trước có thể đã được người khác mua và thứ bạn mua là thịt lợn tươi ngày hôm đó. Đây cũng là lời giải thích cho câu: “Sớm không mua thịt lợn.

"Muộn không mua đậu phụ”

Thông thường mọi người nên mua đậu phụ càng sớm càng tốt. Ngày xưa bán đậu phụ về cơ bản là người bán tự xay đậu, làm trước một đêm rồi sáng hôm sau bán không hết thì đi loanh quanh khắp phố rao bán. Vì vậy vào sáng sớm mua lúc này đậu sẽ được tươi. Nếu mua đậu quá muộn sẽ mua phải những miếng đậu bị ôi thiu, có mùi chua.

Đậu nên mua sớm sẽ được tươi.

Hiện nay quy trình làm đậu phụ cũng không còn khó khăn như ngày xưa bởi đã được công nghệ và máy móc hỗ trợ. Do đó, đậu phụ không chỉ được làm vào buổi sáng mà được làm suốt cả ngày, làm đến đâu bán đến đấy. Thế nên không quan trọng mua sáng hay chiều nữa. Thay vào đó, mọi người nên quan sát để lựa chọn được thực phẩm tươi ngon nhất.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, thói quen sinh hoạt và mua sắm của người dân cũng thay đổi. Trong số đó, quan điểm “sớm không mua thịt lợn, muộn không mua đậu phụ” với xã hội ngày nay đã khác.

Dù sớm hay muộn, điều quan trọng nhất là mọi người phải mua được thực phẩm an toàn và đảm bảo.

Ngày nay, khi người ta mua thịt lợn, có hai hiện tượng phổ biến hơn. Thứ nhất, đi càng sớm thì bạn sẽ càng hài lòng với món thịt lợn mua được; thứ hai, đi quá muộn sẽ không mua được thịt. Bây giờ mức sống của người dân đã được cải thiện, và nhiều người ăn thịt lợn hơn. Ở nông thôn, người bán thịt có thể bán một con lợn mỗi ngày và sẽ dễ dàng bán hết. Vì vậy, mọi người sẽ mua thịt lợn sớm vì sợ sẽ hết hàng và lại mua được loại thịt ngon.

Tóm lại, câu nói: “Sớm không mua thịt lợn, muộn không mua đậu phụ” có một số điều chúng ta có thể rút kinh nghiệm nhưng cũng có một số điều không phù hợp với xã hội ngày nay. Dù sớm hay muộn, điều quan trọng nhất là mọi người phải mua được thực phẩm an toàn và đảm bảo.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới