1. Thuốc
Nhiều người quen đặt thuốc men vào tủ lạnh, nghĩ rằng cách này giúp kéo dài thời hạn sử dụng. Thực tế, phần lớn thuốc men không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh, đặc biệt là các loại thuốc cảm cúm, thuốc đau dạ dày thông dụng. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong tủ lạnh có thể phá hủy cấu trúc ổn định của thuốc, khiến hiệu quả giảm sút hoặc bị biến chất.
5 thứ bạn không nên để bảo quản trong tủ lạnh trong đó có thuốc (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng hơn nữa là tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm, mùi thuốc có thể ảnh hưởng đến hương vị của thức ăn, gây hại cho sức khỏe.
2. Thực phẩm nóng
Cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh có vẻ như cách làm mát nhanh, nhưng thực chất nó không tốt cho cả tủ lạnh và thực phẩm. Thức ăn nóng đặt vào tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ bên trong tủ lạnh tăng đột ngột, làm thay đổi môi trường bảo quản và dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Thức ăn nóng đặt vào tủ lạnh dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi
Hơn nữa, hơi nước trong thức ăn nóng sẽ ngưng tụ, tăng độ ẩm trong tủ lạnh. Ví dụ, cơm và canh đặt vào tủ lạnh ở nhiệt độ cao sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, không chỉ dễ bị hỏng mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Để tránh những vấn đề này, nên để thức ăn nóng nguội ở nhiệt độ phòng sau đó mới cho vào tủ lạnh. Hoặc có thể sử dụng màng bọc thực phẩm để bao phủ thức ăn, tránh tiếp xúc với không khí, làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, có thể chia thức ăn nóng thành các phần nhỏ, đặt trong các khay phẳng để tăng tốc quá trình nguội.
3. Rau củ quả bao bì trong túi ni-lông
Một số người thích đựng rau củ quả trong túi ni-lông rồi cho trực tiếp vào tủ lạnh, nghĩ rằng việc này giúp rau củ quả giữ được độ tươi ngon. Thực tế, khi để rau trong túi ni-lông rau củ quả dễ tích tụ hơi nước trong tủ lạnh, dẫn đến thối rữa và biến chất, đặc biệt là rau lá xanh. Ví dụ, rau chân vịt và rau diếp được bảo quản trong túi ni-lông kín trong vài ngày sẽ bị úa vàng, mềm nhũn, mất sự tươi ngon và giá trị dinh dưỡng.
Rau củ quả không nên để trong tủ lạnh tránh héo, úa
Cách làm đúng là lấy rau củ quả ra khỏi túi ni-lông, bảo quản trong túi đựng thực phẩm thoáng khí hoặc hộp đựng rau củ quả chuyên dụng. Trong hộp đựng, bạn có thể đặt một tờ giấy ăn để hấp thụ lượng nước thừa, giữ cho rau củ quả khô ráo. Đồng thời, nên phân loại rau củ quả khác nhau, tránh ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ, cà chua và dưa chuột không nên để chung vì khí ê-ti-len do cà chua tạo ra sẽ đẩy nhanh quá trình hỏng của dưa chuột.
4. Thực phẩm hết hạn sử dụng
Thực phẩm hết hạn sử dụng, dù được cất giữ trong tủ lạnh, cũng không thể phục hồi lại chất lượng ban đầu. Không những mất đi giá trị dinh dưỡng, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ sinh ra các chất độc hại, gây ô nhiễm cho các thực phẩm khác và đe dọa sức khỏe người sử dụng.
Nên kiểm tra thường xuyên hạn sử dụng của đồ vật trong tủ lạnh
Để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm, việc thường xuyên dọn dẹp và kiểm tra tủ lạnh là điều cần thiết. Nên dành thời gian định kỳ để kiểm tra hạn sử dụng, loại bỏ kịp thời những thực phẩm đã hết hạn hoặc sắp hết hạn. Việc ghi chú ngày bảo quản bằng nhãn dán sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và sử dụng hiệu quả. Hơn nữa, việc lên kế hoạch mua sắm hợp lý, tránh tích trữ quá nhiều thực phẩm sẽ giúp bạn sử dụng chúng trong trạng thái tốt nhất.
5. Thực phẩm có mùi nồng
Các thực phẩm có mùi nồng như hải sản, đậu hũ thối, hành tây,… để trong tủ lạnh tuy có thể ức chế quá trình hư hỏng trong thời gian ngắn, nhưng nếu để lâu ngày sẽ phát tán mùi hôi rất mạnh trong tủ lạnh, thậm chí thấm vào thành tủ.
Để bảo quản thực phẩm có mùi nồng an toàn và hiệu quả, nên hạn chế thời gian lưu trữ trong tủ lạnh
Mặc dù các chất khử mùi tủ lạnh có thể mang lại hiệu quả tạm thời, nhưng chúng không thể giải quyết vấn đề triệt để. Để bảo quản thực phẩm có mùi nồng an toàn và hiệu quả, nên hạn chế thời gian lưu trữ trong tủ lạnh, sử dụng hộp kín để đựng riêng biệt, và đặt chúng ở một khu vực riêng trong ngăn mát. Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên liệu khử mùi tự nhiên như chanh hay than hoạt tính có thể giúp hấp thụ mùi hôi, giữ cho tủ lạnh luôn thơm tho.