TIN TỨC » Kiến thức

Nhận thức của con người thể hiện qua lời nói, người thường xuyên nói 3 điều này không nên xã giao

Thứ bảy, 30/01/2021 10:07

Có nhiều người tự cho rằng mình tính cách ngay thẳng, nói chuyện thẳng thắn, mở miệng không hề kiêng dè, không để ý đến cảm nhận của người khác. Đó là do nhận thức kém chứ không thể đổ thừa cho sự thẳng thắn được.

Có nhiều người tự cho rằng mình tính cách ngay thẳng, nói chuyện thẳng thắn, bất luận là chuyện lớn hay chuyện nhỏ đều không ngại nói ra hết, mở miệng không hề kiêng dè, hoàn toàn không để ý đến cảm nhận của người khác. Người như thế tự cho là ngay thẳng nhưng thực chất chính là do nhận thức kém.

Có người sẽ cho rằng những người nói lời ngon ngọt nhất thời kia khẳng định là không có lòng tốt, thậm chí dùng lý lẽ "thuốc đắng dã tật, lời thật khó nghe" để chống chế cho việc không biết lựa lời mà nói của mình. Thực tế thì "thuốc đắng" cũng chưa chắc đã là thuốc tốt, cái gọi là thuốc tốt, nói đúng là phải trị đúng bệnh. Nếu không có tốt đến mấy cũng không có tác dụng.

Đồng thời, lời nói khó nghe không nhất thiết là lời nói thẳng, có nhiều người lại là thích giội nước lạnh vào người khác, chỉ sợ người ta sinh ra hi vọng. Phàm là người khác có kế hoạch gì đều sẽ đi lên ngăn cản. Vẻ ngoài biểu lộ là muốn tốt cho bạn nhưng thực tế là để cản lại sự phát triển của bạn. Xã giao là một chuyện rất dễ nhưng cũng rất khó, phân rõ lòng người cũng là chuyện không dễ dàng. Nhiều khi những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là bộ mặt giả tạo mà người ta muốn chúng ta thấy, chúng ta cần dùng trái tim và lý trí của mình để phân biệt tính cách thật sự, nhân phẩm của một người.

Một người được tu dưỡng tốt sẽ thẩm thấu vào trong lời nói, người có nhận thức và tu dưỡng kém sẽ thường nói 3 điều này, bạn nhất định tránh xã giao càng xa càng tốt.

Phản đối một cách tiêu cực, bất luận là bạn nói gì đều chỉ muốn phản bác

Trong cuộc sống luôn có một nhóm người, bất luận người khác nói cái gì đều sẽ ngay lập tức phản bác lại, tiện thể có khi còn tàn nhẫn mà đả kích bạn, làm cho tình cảnh thêm phấn rối ren. Khi nói chuyện với họ xong bạn càng thấy vô cùng mất hứng, khiến người khác chỉ cần nghĩ đến họ từ từ sẽ phát sinh tâm lý bài xích không dám nói chuyện nữa như một phản xạ có điều kiện.

Loại người này sở dĩ đều phản bác người khác có khi cũng không phải xuất phát từ mục đích gì mà mà là một kiểu người trong lòng đầy sự tiêu cực. Nói trắng ra chính là tâm lý thích đối nghịch, luôn không thích thuận theo người khác. Là kiểu mà ngoài họ ra thì người khác làm gì cũng đều không đúng. Người như thế thường thích bắt bẻ người khác để gây chú ý, câu cửa miệng thường là "Không phải. Để tôi nói...", "Không đúng. Tôi nói cho bạn hay...", "Sai. Nếu là tôi thì...",...

Ngoài ra còn có một đặc điểm khác chính là thích lên mặt dạy đời người khác. Mặc kệ người ta có muốn hay không nghe ý kiến của họ thì cũng sẽ cố gắng mà ngồi nói luyên thuyên. Người như thế sẽ tự xem là do bản thân nhiệt tình, thực tế là tu dưỡng kém. Người có tu dưỡng cao sẽ biết được rằng phải luôn duy trì thái độ tôn trọng người khác làm căn bản, sẽ không thay người khác mà quyết định, càng sẽ không bao giờ ép buộc người khác làm theo mình.

Tin chắc bản thân mãi mãi không bao giờ sai

Cuộc đời không có chuyện đều như ý của mình. Thường sẽ có những chuyện không như ý. Đừng nên chỉ nhìn vào điều không tốt, bằng không cuộc sống sẽ trở nên cực kỳ xám xịt. Người ở bên cạnh chúng ta đại đa phần đều chia ra làm hai loại là tiêu cực và tích cực. Người tích cực có thể nhanh chóng quên đi những khó khăn, thử thách của cuộc sống, luôn luôn tìm được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

Ngược lại, người tiêu cực khi đối diện với chuyện không tốt sẽ trở thành trải nghiệm nhớ mãi không quên, tâm trạng trở nên trì trệ, thậm chí sinh ra chán đời, bài xích xã hội. Về mặt tâm lý mà nói thì người tiêu cực sẽ chỉ nghĩ thế giới đối với mình bất công, tin rằng mỗi một việc mình làm đều đúng, chỉ là không được thông cảm, bị thẳng thắn xuyên tạc. Nội tâm sẽ tràn ngập sự oán hận. Oán giận và càm ràm là chuyện mà người tiêu cực thường xuyên làm nhất, cũng là chuyện họ giỏi nhất. Bởi họ luôn có niềm tin mãnh liệt rằng mình không làm sai điều gì, mình mới là người oan ức nhất nên mới hùng hồn mà oán trách số phận.

Phải biết rằng bất cứ chuyện gì xảy ra cũng không thể chỉ có một bên mắc sai lầm, nhất định phải có chỗ nào không đúng thì mới khiến chuyện không hay xảy ra, không thể là từ trên trời rơi xuống mà không có nguyên nhân. Người có tu dưỡng tốt sẽ không tính toán chi li, nhất định phải tranh luận đầu đuôi sự việc. Bọn họ hiểu rõ rằng trên đời không có chuyện đúng tuyệt đối hoặc sai tuyệt đối. Họ sẽ tìm chỗ để khoan dung, cố gắng độ lượng để cuộc sống thêm tốt đẹp.

Chỉ có người nhận thức kém mới khi gặp phải vấn đề liền liên tục oán giận, càm ràm đổ lỗi nên để tránh ở trong nhà mà họa vẫn từ trên trời rơi xuống bất cứ lúc nào thì tốt nhất nên tránh xa loại người này càng xa càng tốt.

Lạnh lùng từ chối, không cân nhắc trực tiếp từ chối đề nghị của người khác

Theo tâm lý học phân tích thì những người thích phủ định người khác không nằm ngoài hai loại, một là tự ti, hai là cố chấp. Người tự ti vì để che giấu nội tâm yếu đuối thường sẽ biểu hiện ra ngoài bằng thái độ bài xích gay gắt. Theo họ việc tiếp thu lời đề nghị của người khác là phủ định chính mình, đồng thời hạ thấp giá trị của mình trong lòng người khác.

Người cố chấp thì sẽ càng trở nên vô lý, bất chấp mà từ chối, có khi bọn họ còn không biết rốt cuộc mình đang từ chối cái gì. Hoàn toàn là do mạnh miệng cùng với đầu óc bế tắc mà ra. Kiểu người này chính là đối với thế giới bên ngoài cực kỳ giữ thái độ đối địch, sẽ không cân nhắc đến đề nghị của người khác, một lòng chỉ muốn kiên quyết mà phản đối.

Người có tu dưỡng tốt, nhận thức tốt thì nội tâm cũng sẽ mạnh mẽ, bất luận gặp phải chuyện thế nào cũng sẽ đủ bình tĩnh để suy nghĩ sau đó mới đưa ra phương án thích hợp. Dù cho cảm giác đầu tiên là đối phương sai thì họ cũng sẽ tỉ mỉ mà xác nhận lại lần nữa. Đồng thời dùng lời nói từ chối tinh tế, đầy uyển chuyển, nhất định sẽ không tạo thành cục diện mất mặt cho đối phương.

Với những người nhận thức kém mà còn tự phụ thì sẽ luôn nóng lòng tỏ vẻ trước mặt người khác, sẽ không nể nang mặt mũi người khác mà từ chối một cách lạnh nhạt. Những người như vậy nếu bạn càng xã giao thì sẽ càng mất đi sự tự tin vào bản thân mình.

Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới