TIN TỨC » Kiến thức

Những đặc điểm của kẻ tiểu nhân, chỉ cần quan sát kỹ sẽ không nhìn nhầm người, tránh xa ngay khi có thể

Chủ nhật, 27/06/2021 21:12

Cuộc sống luôn có hai mặt trắng và đen, con người cũng vậy. Chúng ta trong đời có lẽ phải ít nhất một lần gặp kẻ tiểu nhân và phải rút ra bài học kinh nghiệm. Dưới đây là vài đặc điểm của những kẻ tiểu nhân có thể bạn sẽ gặp.

Kẻ khiêu khích ly gián

Những đặc điểm của kẻ tiểu nhân (Ảnh minh họa)

Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.

Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.

Thích gây chuyện thị phi

Miệng lưỡi lẻ tiểu nhân thường dẻo như kẹo kéo, biết cách ăn nói, miệng lưỡi trơn tru. Họ thích gây chuyện thị phi, khích bác ly gián khiến người ta mâu thuẫn với nhau, còn họ ngồi chơi vẫn ngư ông đắc lợi. Họ có thể phủi sạch trách nhiệm trước mọi chuyện, sau lưng lại thích đóng vai người hòa giải, họ đứng giữa giật dây, thực sự là một kẻ hai mặt.

Thường xuyên dối lừa, nói chuyện không thẳng thắn

(Ảnh minh họa)

Một người chính trực thẳng thắn sẽ không bao giờ nói những lời vô trách nhiệm hoặc cố tình dối lừa người khác. Trái lại, những ai ôm lòng tiểu nhân thiển cận thường xuyên bộc lộ đặc điểm này vì muốn che đậy tính cách ích kỷ của bản thân. Mỗi câu nói của họ đều không hề thẳng thắn, chỉ cốt sao lấy được sự tin tưởng của người khác và đạt được một số mục đích riêng.

Khi người khác nói những lời dối trá, không nên lấy điều đó để mà giày vò chính mình. Lời nói của người khác, bạn có thể nghe, có thể tin, nhưng đừng tin tuyệt đối, bởi vì dư luận có tính lan truyền, rất nhiều khi chính họ cũng không ý thức được lời nói của mình là đúng hay sai.

Đối phó với những người lòng dạ chẳng thẳng ngay, ích kỷ, cách tốt nhất không phải là thù hận họ, cũng không phải là vạch trần họ, mà hãy tạo khoảng cách với họ, coi như không biết về những việc họ làm. Rồi đến một ngày, bên cạnh họ chẳng còn một ai, họ sẽ hiểu ra dối trá chính là con dao hai lưỡi hại người hại mình.

Gió chiều nào xoay chiều đó

(Ảnh minh họa)

Biểu hiện rõ nhất là ở cách người tiểu nhân chọn bạn bè, nếu ta không có giá trị lợi dụng họ sẽ không bao giờ kết giao. Trái lại, nếu thấy có thể lợi dụng đối phương hoặc tìm kiếm được lợi ích nơi đối phương thì họ sẽ tìm mọi cách để kết thân, gần gũi và xu nịnh để được lòng.

Ví như, tại chốn công sở người tiểu nhân rất thích kết bè kết phái, nếu bè phái nào đang ở thế thượng phong họ sẽ bợ đỡ và kết thân.

Sở trường đổ vấy trách nhiệm cho người khác

Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn.

Kiểu người này rất "mồm mép", có thể đổi trắng thay đen, có thể khiến mọi người nhầm lẫn mà lan truyền đi những thông tin sai sự thật.

Thậm chí có những lúc "chân tướng" vì thế mà bị giấu nhẹm đi và cho dù được phát hiện khi việc đã rồi, mức độ ảnh hưởng của nó cũng đã không còn nữa.

Giang Nguyễn (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới