TIN TỨC » Kiến thức

Những điều nên và không nên làm trong ngày Tết Hàn thực để mang lại may mắn, bình an cho gia giủ

Thứ ba, 18/04/2023 10:51

Trong ngày Tết Hàn thực, chúng ta cần chú ý một số việc cần làm và kiêng kỵ để ngày lễ an lành và mong điều may mắn đến với gia đình.

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm và là một ngày lễ quan trọng trong năm của văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Ngày này, các thành viên trong gia đình đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp, và còn chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên.

Vào ngày Tết Hàn thực, mọi người cần chú ý một số việc cần làm để ngày lễ an lành và mong điều may mắn đến với gia đình:

Tảo mộ

Trong văn hóa Việt Nam, Tết Hàn thực còn được biết đến như ngày để nhớ về cội nguồn. Bởi trong ngày này, những gia đình sẽ viếng thăm, tảo mộ và sửa sang lại phần mộ của tổ tiên, ông bà. Điều này không chỉ thể hiện sự biết ơn, lòng kính trọng mà còn cầu mong một năm mới an lành với nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình và bản thân.

Chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất

Đây là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong bất cứ lễ cúng nào. Trong dịp này, nhiều gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp bàn thờ, vệ sinh nhà cửa và đặc biệt là chuẩn bị những mâm cỗ cúng tươm tất để dâng lên thần Phật, tổ tiên, ông bà.

Mâm lễ cúng có thể bày biện đơn giản nhưng phải đầy đủ những lễ vật cần thiết nhất như: Nhang, hoa tươi, trầu cau, trái cây, bánh trôi, bánh chay… Một mâm cúng đủ đầy không chỉ để bày tỏ lòng thành tâm đến tổ tiên, mà còn cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân lẫn gia đình.

Trang phục đứng đắn, nghiêm túc, thắp nhang thành tâm

Thắp nhang chính là hành động bày tỏ sự thành tâm của gia chủ đến với thần, Phật và những người đã khuất. Do đó, việc ăn mặc nghiêm túc khi thực hiện lễ cúng rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều người không coi trọng ngày Hàn thực, họ ăn mặc xuề xòa, không nghiêm trang và nghĩ điều này không sao. Nhưng thực chất, điều này cho thấy bạn có thái độ không tôn trọng và "bất kính" với người bề trên hay người đã khuất.

Vì vậy, dù trong bất cứ ngày lễ cúng nào không không riêng gì Tết Hàn thực, bạn cũng phải ăn mặc trang phục nghiêm túc, gọn gàng, để thể hiện sự thành kính với thần linh, người đã khuất.

Bên cạnh những điều nên làm, trong ngày Tết Hàn thực cũng nên chú ý đến một số vấn đề kiêng kỵ sau:

Kiêng lửa

Trước đây, vào ngày Tết Hàn Thực, kiêng kỵ quan trọng nhất là không nổi lửa. Điều này bắt nguồn trong ngày lễ Tết Hàn thực ở Trung Quốc.

Trong ngày, mọi người không đốt lửa nấu thức ăn nóng mà cần chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội để đúng bản chất là ngày tết với đồ ăn lạnh.

Hiện nay, ngày Tết Hàn thực không còn kiêng lửa và dùng bánh trôi, bánh chay để dâng hương, thắp hương cúng với ý nghĩa đó là thức ăn nguội (hàn thực).

Kiêng ăn mặn và sát sinh

Điều kiêng kỵ trong ngày Tết Hàn Thực tiếp theo mà bạn cần phải biết đó là kiêng ăn mặn. Dù không bắt buộc nhưng nhiều gia đình thường sẽ ăn chay trong ngày này. Bên cạnh đó, mọi người cũng sẽ kiêng sát sinh để bày tỏ sự tôn kính, giúp linh hồn của những người đã khuất được dễ dàng siêu thoát.

Kiêng tranh chấp, cãi vã

Việc tranh chấp, cãi vã giữa người thân trong nhà nếu tránh được thì nên tránh. Đặc biệt trong ngày Tết Hàn Thực là một điều đại kỵ.

Nếu có xảy ra vấn đề gì, mọi người nên ngồi lại với nhau bàn bạc và tìm cách hòa giải, tránh để xảy ra xích mích.

Đặc biệt, mọi người nên tránh dùng những từ ngữ xui xẻo sẽ khiến không khí gia đình trở nên nặng nề.

Kiêng cúng linh đình

Phong tục trong ngày Tết Hàn thực đó là đồ ăn lạnh, đồ cúng người đã khuất cần sự thanh đạm, không quá cầu kỳ tốn kém.

Vì vậy việc tổ chức linh đình, mâm cao cỗ đầy là nên tránh mà chỉ cần mâm lễ đơn giản, thành tâm cúng lễ, làm điềm lành mà thôi.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Hoàng Khuông (TH) (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới