1. Đồ chơi đa dạng dành cho trẻ em
Những đồ chơi cần tiếp xúc với nước hoặc ngậm trong miệng thường mềm nên cha mẹ hay cho con cái chơi. Tuy nhiên, đồ chơi này sử dụng lâu dài thường bị dính nước bên trong, đương nhiên nấm mốc sẽ tích tụ ở nơi đây. Việc sử dụng lâu dài những món đồ bị ẩm mốc như vậy có thể gây ra tác hại lớn cho trẻ. Vì vậy, bạn phải chú ý vệ sinh thật sạch sẽ hoặc sử dụng có thời hạn nhất định.
2. Bàn chải đánh răng và kem đánh răng
Vì thường xuyên tiếp xúc với nước và đặt trong phòng tắm ẩm ướt nên bàn chải đánh răng, kem đánh răng rất dễ bị nấm mốc, đặc biệt nấm mốc xuất hiện nhiều ở các khe hở của bàn chải đánh răng. Dù là bàn chải đánh răng điện hay bàn chải đánh răng bằng tay thì cũng khó tránh khỏi!
Khuyến cáo mọi người nếu hàng ngày cho đồ vào miệng như thế này thì phải kiểm tra thường xuyên và xử lý càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bị ẩm mốc. Khi bảo quản hãy cố gắng lật ngược chúng lại và chú ý thông gió để giảm nguy cơ nấm mốc.
3. Gối và nệm
Khi ngủ, đầu và cơ thể có xu hướng đổ mồ hôi, mồ hôi dễ xâm nhập vào gối, nệm nếu không được thông gió kịp thời sẽ chuyển sang màu đen và ẩm mốc.
Nấm mốc ẩn trong gối, nệm là chất gây dị ứng, dễ gây ra các triệu chứng dị ứng như ho, hắt hơi, sổ mũi. Nếu để lâu trong môi trường này sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.
Vì vậy, nếu bạn ngửi thấy mùi mốc trên gối hoặc nệm khi ngủ, đừng ngần ngại và hãy thay nó càng sớm càng tốt!
4. Máy giặt, tủ lạnh
Hãy thử bóc vòng cao su của máy giặt ra xem có bị nấm mốc không, đương nhiên là rất nhiều rồi. Tương tự với tủ lạnh, các dải dính trên cửa sẽ tích tụ bụi bẩn và hơi ẩm, nếu lâu ngày không được vệ sinh sẽ sinh ra nấm mốc.
Khuyến cáo, mỗi lần sử dụng máy giặt, bạn phải lau khô vòng cao su và mở cửa để thông gió, điều này có thể làm giảm đáng kể khả năng bị nấm mốc. Còn đối với tủ lạnh, bạn phải hình thành thói quen vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ giảm nguy cơ bị nấm mốc.
5. Chậu gấp
Loại chậu rửa gấp hay bồn tắm gấp này tuy tiết kiệm diện tích nhưng thực chất lại không bền. Nếu không lau khô sau khi sử dụng thì chỉ sau vài ngày sẽ xuất hiện vết nấm mốc ở các nếp gấp.
Nên sử dụng loại chậu gấp này càng ít càng tốt. Chậu rửa thông thường sẽ sạch hơn. Nếu nhà bạn có chậu gấp thì phải giữ khô trước khi cất giữ để tránh ẩm mốc.
6. Bồn rửa, chậu rửa
Ở các mối nối keo dán kính như bồn rửa bát, mặt bàn bếp, bồn rửa nhà tắm, đáy bồn cầu,… vì thường xuyên tiếp xúc với nước nên sẽ nấm mốc sau một thời gian sử dụng. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn lau khô những vùng này kịp thời sau khi rửa.
Làm thế nào để đối phó với nấm mốc?
Trên thực tế, bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để loại bỏ nấm mốc. Ví dụ như bạn đổ giấm trắng nguyên chất vào bình xịt, sau đó xịt lên bề mặt bị nấm mốc cho ướt, để trong vòng ít nhất một giờ đồng hồ. Tiếp theo, bạn dùng bàn chải, bọt biển hoặc bàn chải đánh răng đánh sạch các vết mốc. Sau khi hoàn tất, lau lại bề mặt bằng nước ấm và để khô hoàn toàn. Mùi nồng của giấm có thể gây khó chịu nhưng nó sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tương tự, bạn có thể sử dụng chanh hoặc baking soda pha loãng rồi xịt lên chỗ nấm mốc, để ít phút sau đó chà sạch là được.