TIN TỨC » Kiến thức

Ở nơi làm việc, có 3 điều cấm kỵ trong ứng xử với lãnh đạo, và điều cấm kỵ thứ 3 là dễ phạm phải nhất!

Thứ hai, 27/06/2022 06:27

Ở nơi làm việc, mặc dù có những người luôn hoàn thành tốt công việc được giao nhưng lại không được lãnh đạo đánh giá cao. Nguyên nhân có thể do họ đã phạm phải 3 điều cấm kỵ rất nghiêm trọng trong việc ứng xử với cấp trên của mình.

Xung quanh bạn đã bao giờ gặp trường hợp này chưa? Một số đồng nghiệp làm tốt công việc của mình nhưng không được lãnh đạo đánh giá cao, giữa họ và lãnh đạo luôn tồn tại một vách ngăn vô hình. Công việc có thể hoàn thành tốt cho thấy khả năng làm việc không có vấn đề gì. Vậy thì, nguyên nhân chính dẫn đến sự ghẻ lạnh với lãnh đạo có thể là do vô tình phạm phải điều cấm kỵ trong cách giao tiếp, ứng xử với lãnh đạo ở nơi làm việc.

Dưới đây là 3 điều cấm kỵ chính tại nơi làm việc mà rất nhiều người thường hay mắc phải.

1. Làm việc mà không có chỉ đạo của cấp trên

Điều cấm kỵ này rất có thể là những bạn trẻ mới ra trường và bắt đầu đi làm phạm phải. Bởi vì họ vừa mới ra trường, có nguồn năng lượng dồi dào cộng thêm việc muốn khẳng định bản thân với lãnh đạo nên sẽ cố gắng dồn mọi sức lực cho công việc. Đôi khi, trong đầu bất giác nảy ra một ý tưởng hay, họ liền đề xuất trao đổi với các bộ phận khác mà chưa được sự cho phép, chỉ đạo của lãnh đạo mà đã kết nối các nguồn lực để hoàn thành ý tưởng. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp này, hầu hết các vị sếp, dù có dễ tính đến mấy cũng sẽ không chấp nhận được.

Việc khẳng định mà không có sự ủy quyền, cho phép của cấp trên thực chất là không coi trọng lãnh đạo, điều này vốn được coi là điều cấm kỵ, không thể chấp nhận được ở nơi làm việc. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn là một nhà lãnh đạo, bạn có cho phép cấp dưới của mình thực hiện những việc mà bản thân mình chưa được xem qua không? Chưa kể, việc sử dụng các nguồn lực của bộ phận được bàn giao mà không được ủy quyền như thể đó là nguồn lực riêng của họ, điều này cũng gây tổn hại đến lợi ích của toàn bộ bộ phận.

2. Báo cáo trực tiếp lên quản lý cấp cao mà không thông qua quản lý của mình

Có một tình huống như sau: Một nhân viên đã nghĩ ra ý tưởng rất hay trong công việc. Nhưng hôm đó sếp vừa nghỉ nên anh ta đã báo cáo trực tiếp với giám đốc, giành quyền lãnh đạo điều hành hoạt động cho bộ phận. Anh chưa kịp báo cáo với sếp của mình thì sếp đã gọi điện hỏi: "Chuyện này là sao vậy? Sao anh lại báo cáo trực tiếp với giám đốc mà không được sự đồng ý của tôi?"

Câu hỏi của sếp bỗng khiến anh nhân viên sợ hãi, bởi lúc ấy anh chỉ nghĩ đến việc nếu mình làm tốt thì sẽ được sếp khen ngợi nên mới sốt sắng thực hiện ý tưởng của mình. Thật không ngờ, đó lại là một kết quả hoàn toàn trái ngược. Sự việc này dẫn đến việc anh nhân viên bị vị sếp của mình đối xử ghẻ lạnh nghiêm trọng một thời gian. Mãi sau đó, anh đã phải chủ động nói chuyện với cấp trên của mình nhiều lần mới loại bỏ được sự ghẻ lạnh của sếp.

Thực tế, trường hợp của anh nhân viên nọ không phải hiếm gặp khi đi làm. Nếu bạn báo cáo công việc theo kiểu nhảy cóc như vậy, sẽ tạo ra ấn tượng vô cùng xấu trong mắt người quản lý. Sếp sẽ nghĩ rằng bạn không chung thủy với anh ta và muốn thay thế bạn càng sớm càng tốt. Có câu nói, thà có một con chó ngoan ngoãn còn hơn một con sư tử lập dị. Nếu phạm phải điều cấm kỵ về việc đi tắt đón đầu, bạn có thể dễ dàng bị sa thải.

3. Cạnh tranh để giành lấy vinh quang

Là cấp dưới, nếu bạn đã đạt được kết quả, người đầu tiên thông báo cho bạn phải là cấp trên trực tiếp của bạn, tức là sếp của bạn chứ không phải ai khác. Đừng quên, thăng chức và tăng lương không chỉ là quyết định của giám đốc mà trước hết cần phải có sự chấp thuận của sếp. Bạn và sếp cùng hội cùng thuyền, và sếp có công lao đối với thành tích của bạn. Nếu bạn muốn một phần thưởng thì sao? Hãy yêu cầu sếp giúp bạn chiến đấu, đừng chiến đấu vì công trạng và cướp ánh đèn sân khấu của cấp trên.

Theo các chuyên gia, ba điều cấm kỵ này có thể rất dễ phạm phải. Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để tránh nó? Cách tránh những điều cấm kỵ này chính là bạn hãy học cách đồng cảm, suy nghĩ và làm việc nhiều hơn dưới góc độ của một nhà lãnh đạo. Ngoài ra, phát triển tư duy từ góc độ lãnh đạo cũng sẽ chuẩn bị cho bạn khả năng lãnh đạo trong tương lai.

Phương Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới