Tủ lạnh là thiết bị điện hoạt động 24/7, tiêu thụ khá nhiều điện năng. Chính vì vậy, việc sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả, tiết kiệm điện là điều mà nhiều gia đình quan tâm. Ngoài việc bảo quản một lượng thực phẩm vừa đủ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, bạn cần phải chú ý đến việc vệ sinh tủ lạnh.
Thông thường, khi nhắc đến vệ sinh tủ lạnh, mọi người sẽ chỉ nhớ đến việc vệ sinh các ngăn tủ hoặc vệ sinh gioăng ở cửa tủ lạnh. Tuy nhiên, phía sau tủ lạnh có một bộ phận quan trọng cũng cần được vệ sinh. Bộ phận đó chính là cuộn dây ngưng tụ của tủ lạnh.
Cuộn dây ngưng tủ lạnh là gì?
Cuộn dây ngưng là nơi mà một phần nhiệt trong chất lỏng được phát cho không khí xung quanh. Chất lỏng làm mát sau đó được rút ra thông qua các van mở rộng do lực hút của máy nén, nơi chất lỏng ngay lập tức tạo thành khí. Điều này làm cho nhiệt độ của khí giảm xuống đáng kể trong cuộn dây bị bay hơi. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi nhiệt trong không gian được hài hòa. Bởi vì các cuộn dây ngưng tiếp xúc với không khí xung quanh trên tủ lạnh, nó đòi hỏi phải thường xuyên làm sạch.
Vệ sinh định kỳ cuộn dây ngưng tủ lạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền điện.
Bạn có thể tìm thấy ở phía sau tủ lạnh của bạn hoặc bên dưới tủ lạnh. Hầu hết thời gian các cuộn dây ngưng tủ lạnh đều lộ ra ngoài, nhưng có thể có một tấm bảng hoặc tấm lưới che chúng lại.
Khi nào nên vệ sinh cuộn dây ngưng tủ lạnh?
Vì cuộn dây ngưng tủ lạnh thường được đặt phía sau hoặc bên dưới tủ lạnh và để lộ bên ngoài nên bụi sẽ tích tụ trên các cuộn dây ảnh hưởng đến khả năng làm mát của tủ lạnh và có thể khiến cho tủ lạnh phát ra tiếng ồn.
Do đó, theo các chuyên gia về thiết bị gia dụng thì bạn nên làm sạch cuộn dây tối thiểu 6 tháng 1 lần. Nếu như gia đình bạn có nuôi thú cưng hoặc vị trí của ngôi nhà thường có nhiều bụi từ bên ngoài thì bạn có thể vệ sinh cuộn dây thường xuyên hơn.
Cách vệ sinh cuộn dây ngưng tủ lạnh
Trước tiên, bạn sẽ muốn rút phích cắm của tủ lạnh.
Tiếp theo, di chuyển tủ lạnh của bạn ra khỏi tường (sử dụng thanh trượt đồ nội thất hoặc thử bìa cứng, nếu cần).
Sử dụng máy hút bụi thông thường có phụ kiện tiêu chuẩn hoặc bàn chải để hút bụi bẩn phía sau tủ lạnh và xung quanh cuộn dây.
Ngoài ra, hãy cẩn thận khi làm sạch. Mặc dù các cuộn dây không mỏng manh nhưng chúng có thể bị hỏng nếu bạn dùng lực quá mạnh. Toàn bộ quá trình sẽ mất chưa đến 15 phút nếu bạn xác định được vị trí của cuộn dây ngưng tủ lạnh.
Những cách khác tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh
Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh
Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn. Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.
Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát
Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn. Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm.
Điều chỉnh nhiệt độ tốt nhất ở 7-8 độ C sẽ tốn ít điện hơn
Khi mới mua tủ lạnh về, bạn nên chuẩn bị một nhiệt kế, đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Sau khi đã đặt đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8 độ C). Đây là nhiệt độ thích hợp nhất. Dùng tủ lạnh ở mức nhiệt dưới 5 độ C sẽ hao hơn 1kW. Nếu là tủ lạnh có 2 cửa nhiệt độ buồng đông lạnh ở mức -18 độ C là đủ để nước đóng băng. Nếu dùng -18 độ C thay cho –22 độ C thì mỗi tháng bạn tiết kiệm được trên dưới 25% điện.
Thêm nhựa xốp vào ngăn giữ lạnh
Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.
Không được chất quá đầy quá đồ ăn trong tủ lạnh
Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.