Vào ngày này, con cháu trong gia đình thường lui tới phần mộ tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính, giãi bày nỗi nhung nhớ, tiếc thương... Tuy nhiên, ngay từ ngày xưa đã có quan niệm rằng phụ nữ mang thai thì không nên đi tảo mộ, vậy quan niệm này thực sự đúng hay sai.
Thực tế, phụ nữ khi mang thai sức khỏe không được tốt. Đến những nơi nhiều khí lạnh thực sự không tốt, hơn nữa những ngày này lượng người đông đúc, chen lấn xô đẩy, khói nhang đốt nhiều, không khí cũng không trong lành nữa. Phụ nữ có bầu cần được tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi, vì thế nên tránh những nơi xô bồ.
Ngoài ra, những người đi tảo mộ tiết Thanh Minh cũng cần phải lưu ý một số điều sau:
1. Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác, nếu không sẽ đem lại điều không may cho bản thân.
2. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi. Gia đình cũng đừng quên quét dọn cả phía sau mộ.
3. Những người có khí trường, sức khỏe yếu thì khi vào nhà nên bước qua chậu lửa hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi những trường khí độc.
4. Nên đi tảo mộ vào thời điểm mà dương khí khá vượng, từ 9h sáng tới khoảng trước 3h chiều. Lúc trước 9h sáng và sau 3h chiều, âm khí dần tăng lên, không tốt cho những ai đang có vận khí xấu hay sức khỏe suy giảm.
5. Không ít gia đình mang cả con, cháu nhỏ đi tảo mộ cùng. Lúc đầu không khí khá trang nghiêm, nhưng khi gần kết thúc quá trình tảo mộ thì lại đùa cợt hay tranh giành, mắng cãi chửi nhau. Điều đó thể hiện sự bất kính, làm phiền tới âm linh người đã khuất, nói xa hơn, có thể bị báo ứng.
6. Bởi vì tảo mộ cũng thường là khoảng thời gian người thân tụ tập lại với nhau, lúc này cần chú ý không được chụp ảnh tập thể ở xung quanh mộ.
7. Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm