Tần suất tắm gội của phụ nữ thời xưa
Mặc dù phải mặc những bộ trang phục rườm rà nhưng phụ nữ xưa cũng thường xuyên tắm gội. Ở thời Tần, phụ nữ sẽ thực hiện "ba ngày một lần gội, năm ngày một lần tắm". Đến thời Hán, cứ 5 ngày, phụ nữ sẽ dành riêng hẳn 1 ngày để tắm, gọi là "hựu mộc". Đến thời Đường thì thời gian này được kéo quãng ra thành 10 ngày.
(Ảnh minh họa)
Sách Chu Lễ soạn thời Tiên Tần bắt đầu chế định tắm gội là nghi thức bắt buộc của vua quan mỗi khi muốn tham gia tế lễ cúng bái. Theo định chế từ đời Tần, việc tắm táp không chỉ là vệ sinh thuộc cá nhân, mà còn là nghi thức bắt buộc đối với bá quan, cả trung ương xuống phủ huyện.
Trước khi yết kiến hoàng đế, quan viên vào chầu chín bệ cũng như cung phi được chọn hầu ngự tẩm đều bắt buộc phải qua nghi thức tắm rửa sạch sẽ, thay đổi y phục tinh tươm, bằng không sẽ phạm tội khi quân.
Thủ tục tắm thời xưa như thế nào?
Người xưa rất coi trọng việc tắm gội nên bản thân tục tắm cũng là một sự kiện tương đối trọng đại, do đó địa điểm và cách thức tắm cũng rất đặc trưng. Cũng giống như người hiện đại, người cổ đại đã sử dụng bồn tắm từ rất sớm, nhưng bồn tắm này khác với bồn tắm sứ trắng hiện đại. Nó có thể là một cái bình làm bằng đồng nguyên chất, với một cái nồi đồng dùng để lấy nước. Khi tắm, người ta cho người dùng thau đồng múc nước rồi xối lên khắp người như tắm, chưa kể còn dễ chịu nữa.
(Ảnh minh họa)
Trong các ngôi mộ thời Hán được khai quật có hiện tượng các ấm đồng và các dụng cụ tắm, minh chứng cho sự phổ biến của phương pháp tắm này. Không chỉ vậy, người xưa còn rất thích suối nước nóng. Theo quan điểm của người xưa, suối nước nóng chính là một cách tắm, và nó là một điều tuyệt vời để loại bỏ mệt mỏi và giảm bớt bệnh tật bằng cách ngâm mình trong suối nước nóng.
(Ảnh minh họa)
Các sản phẩm làm sạch cơ thể
Người hiện đại dùng nhiều loại sữa tắm, dầu gội đủ mùi hương để dưỡng thể cho sạch sẽ. Mặc dù người xưa không có điều kiện như hiện nay, nhưng họ toàn dùng nguyên liệu tự nhiên, giúp làm sạch cơ thể hiệu quả, thư giãn sảng khoái tinh thần mà không độc hại. Những nguyên liệu thiên nhiên mà người xưa dùng để tắm rửa bao gồm nước gạo, đậu chuyên dùng để tắm, bồ kết, phì chu tử, một số hương liệu tự nhiên khác…rất đa dạng.
Có thể thấy, phụ nữ cổ đại cũng rất coi trọng việc tắm rửa, giặt giũ. Bằng chứng là họ đã không ngừng tìm tòi những loại "xà phòng cổ đại" có thể giúp họ loại bỏ những vết bẩn, làm sạch thân thể. Dù tần suất không nhiều như ngày nay nhưng rõ ràng những người phụ nữ xưa cũng đã rất chịu khó trong việc vệ sinh cá nhân.