Trung Quốc là đất nước có lịch sử và văn hóa lâu đời nên nhiều kinh nghiệm, trí tuệ đã được truyền lại cho thế hệ sau, hình thành nên những phong tục, truyền thống văn hóa độc đáo của đất nước.
Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội ngày nay, nhiều phong tục đã thay đổi, chẳng hạn như phong tục tang lễ. Thời xa xưa người Trung Quốc chú ý đến việc “chôn cất an táng”, hiện nay nhiều người chọn hỏa táng, có thể tiết kiệm rất nhiều tài nguyên và đất đai.
Trong văn hóa tang lễ xa xưa, khi một người chết và được chôn cất, quan tài hiển nhiên được chôn dưới lòng đất, nhưng trên bề mặt lại chất thành một ụ nhỏ.
Trong sử sách còn ghi lại có câu chuyện rằng cha của Khổng Tử qua đời khi ông còn rất trẻ, khi Khổng Tử lớn lên, ông muốn tỏ lòng kính trọng với cha mình, nhưng ông đã tìm kiếm rất lâu không tìm thấy mộ của cha mình. Sau đó, với sự giúp đỡ của dân làng, Khổng Tử cuối cùng đã tìm thấy mộ của cha mình. Vì vậy, để thuận tiện cho việc tìm kiếm, nhận dạng khi sau này đến viếng mộ cha, Khổng Tử đã cho chất một ụ đất nhỏ lên mộ cha và trồng nhiều cây xanh xung quanh.
Đây có thể là nguồn gốc của gò đất nhỏ trên mộ. Sau này, khi có người qua đời, người ta sẽ chất một gò đất nhỏ lên đó, để mọi người dễ nhận biết và tìm kiếm hơn. Ngoài ra, việc có gò đất nhô lên như vậy cũng là một dấu hiệu để mọi người nhận biết, tỏ lòng kính trọng và tránh xa, họ sẽ không bất cẩn khi giẫm đạp, hoặc đào bới ở đây để xây nhà, làm đường.
Việc xếp các ngôi mộ thành những ụ nhỏ cũng có mục đích rất thiết thực. Khi trời mưa, nếu mặt mộ bằng phẳng sẽ dễ bị đọng nước, theo thời gian nước sẽ thấm xuống và ăn mòn quan tài dưới lòng đất.
Nhưng nếu trên đỉnh mộ có một ụ đất cao thì lại khác. Chúng thường có hình tam giác, khi nước mưa ập đến, nước sẽ chảy từ đỉnh tam giác xuống các khu vực xung quanh bên dưới, khiến cho ít có khả năng bị tích tụ nước.
Ở một số vùng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiều người còn xây mái cho những ngôi mộ để tránh đọng nước. Từ đây chúng ta cũng có thể thấy người xưa đã rất khôn ngoan trong việc xây dựng ngôi mộ của mình thành những “gò” hình tam giác.