Theo các tài liệu lịch sử về Trung Quốc cổ đại, trong những cuộc chiến khốc liệt, việc xử lý thi thể các binh sĩ đã tử trận là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết để tránh nguy cơ dịch bệnh lan tràn. Thi thể của những binh sĩ này nếu không được xử lý kịp thời sẽ trở thành nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật do vi khuẩn và virus phát triển từ các xác chết phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Vì vậy, việc xử lý xác chết ngay sau trận chiến là vô cùng quan trọng.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để xử lý thi thể binh sĩ trong thời cổ đại là thiêu đốt. Đốt xác là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trên chiến trường. Bất kể phe nào chiến thắng, việc thiêu đốt xác chết của đối phương và cả những đồng đội tử trận là một hành động không thể tránh khỏi. Cảnh tượng này chính là một biểu tượng về sự tàn khốc của chiến tranh, nơi mà hàng ngàn sinh mạng bị hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Ngoài ra còn có một hình thức khác còn man rợ hơn đó là chôn sống.
Lấy ví dụ từ lịch sử Trung Quốc, một trong những trận chiến nổi tiếng và đẫm máu nhất là trận Trường Bình giữa quân Tần và quân Triệu. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, sau khi đánh bại quân Triệu, tướng quân Bạch Khởi của Tần đã ra lệnh chôn sống hàng vạn tù binh quân Triệu. Con số này, theo các nhà sử học, bao gồm cả dân công và binh lính, số lượng binh sĩ thực sự bị chôn sống có thể lớn hơn nhiều. Hành động này vẫn thể hiện mức độ tàn bạo của chiến tranh cổ đại và cách xử lý thi thể một cách tàn nhẫn để đảm bảo an toàn cho quân đội và tránh dịch bệnh.
Ngoài việc thiêu đốt và chôn sống, một số nơi còn phát hiện ra các hố chôn tập thể, thường là những nơi có số lượng lớn hài cốt của binh sĩ. Những hố chôn này thường được tìm thấy trong các khu vực từng là chiến trường ác liệt hoặc gần các khu vực chôn cất tập thể dành cho những binh sĩ tử trận. Các hố chôn này thường được đào sâu và rộng, đủ để chứa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thi thể. Những cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện ra nhiều hố chôn tập thể như vậy, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cách mà người xưa đã xử lý xác chết sau chiến tranh.
Một trường hợp nổi bật khác là việc tìm thấy gần 99 hố chôn chứa đầy hài cốt tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế nổi tiếng của Trung Quốc. Theo Sử ký, khi Tần Thủy Hoàng qua đời, người kế vị là Hồ Hợi đã ra lệnh chôn sống toàn bộ hậu cung của hoàng đế để theo Thần Thủy Hoàng sang thế giới bên kia. Đây là một minh chứng cho thấy việc xử lý xác chết trong thời cổ đại không chỉ vì lý do vệ sinh, tránh dịch bệnh mà còn liên quan đến các nghi lễ và tín ngưỡng tôn giáo.