Nhiều người thắc mắc rằng võ tướng thường xuyên luyện tập cường độ cao trên sa trường, chiến đấu quanh năm mà bụng vẫn to, không rắn chắc như phim ảnh miêu tả. Vậy tại sao “bụng bia” lại trở thành đặc điểm phổ biến vào thời xưa?
Các tướng đều đã lớn tuổi
Các danh tướng thời xưa được phong hàm tướng quân khi họ đã lớn tuổi. Khi đó cơ thể sẽ dễ béo lên, điều này rất tự nhiên.
Tướng quân thường không xông trân khi chiến đấu
Không giống như trên phim ảnh và tiểu thuyết thưởng mô tả các vị tướng quân thời xưa sẽ đích thân xông pha chiến trường. Trên thực tế, trong một cuộc chiến thực sự, các tướng tuyệt đối không được xông lên tiền tuyến. Tướng là người chỉ huy toàn bộ trận chiến, họ sẽ không lên vì như vậy sẽ không có ai chỉ huy và quân đội sẽ hỗn loạn.
Càng béo càng có nhiều năng lượng
Những người lính chiến đấu trên chiến trường cần chất béo để dự trữ năng lượng. Thời cổ đại, thời gian chiến tranh thường không thể xác định, đặc biệt là thế trận giằng co, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lương.
Tại thời điểm này, chất béo dày trên bụng là thứ tốt nhất đảm bảo sự sinh tồn cho người lính. Những người lính có bụng bia sẽ có khả năng sống sót tốt hơn trong hoàn trong điều kiện đói lạnh và giành sự được lợi thế trong một cuộc chiến kéo dài.
Mặt khác, phần bụng là một trong những điểm yếu của binh sĩ trên chiến trường, vì thế lớp mỡ dầy của bụng bia sẽ giúp các tướng sĩ giảm được sức sát thương từ tên - đao đến một mức độ nhất định.
Các họa sĩ thường phác họa theo hình ảnh đặc trưng
Không phải vị tướng quân nào cũng có “bụng bia”, chỉ là người xưa nhận định, một chiếc bụng to có thể khiến cho võ tướng thêm phần anh dũng, uy vũ, thoạt nhìn sẽ có vẻ uy nghiêm, khiến người ta sợ hãi, sinh lòng nể phục. Cũng bởi vậy, "bụng bia" đã trở thành hình ảnh đặc trưng của các võ tướng, được các hoạ sĩ đặc tả thành hình tượng lưu truyền muôn đời.