Thần thoại, truyền thuyết là một trong những hệ thống không thể thiếu và quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Mặc dù rồng là một yếu tố văn hóa quen thuộc với người Trung Quốc và một số quốc gia ở châu Á, nhưng trên thực tế rất ít người thực sự nhìn thấy rồng. Tuy nhiên, mọi người vẫn tôn trọng rồng dù họ cũng hiểu rằng nó chỉ là một biểu tượng trong văn hóa tâm linh.
Tuy nhiên, ở thế kỷ 21 với công nghệ tiên tiến, có một nơi loài rồng thực sự “tồn tại”. Vậy những con rồng ở nơi này có thật không? Một con rồng thực sự trông như thế nào?
1. Nguồn gốc của rồng
Rồng, sinh vật này là một yếu tố thiết yếu trong hệ thống văn hóa Trung Quốc. Rồng không chỉ xuất hiện trong thần thoại, truyền thuyết mà còn xuất hiện trong 12 cung hoàng đạo và các kiến trúc tôn giáo, hay những vật dụng cần thiết hàng ngày.
Từ xưa đến nay, rồng được coi là biểu tượng của sức mạnh và sự tốt lành, sinh vật này luôn tồn tại trong nhận thức và văn hóa của người Trung Quốc, và chúng cùng tồn tại với một số loài như Lân (kỳ lân), Quy (rùa) và Phượng (phượng hoàng) gọi là Tứ Linh.
Rồng là sinh vật tồn tại lâu đời trong hệ thống văn hóa kiến trúc ở Trung Quốc.
Trong xã hội phong kiến, rồng là biểu tượng của quyền lực và hoàng đế. Trong hệ thống văn hóa truyền thống của Trung Quốc, rồng là biểu tượng của sức mạnh thần thánh, bởi vì rồng có thể xuyên qua chín tầng trời, tạo mây ban mưa, kiểm soát lượng nước, đồng thời có thể xuống biển trấn giữ thủy cung.
Hơn nữa, hình ảnh con rồng trong truyền thuyết cao lớn và dũng mãnh, được bao phủ bởi màu vàng kim quý phái. Bất cứ nơi nào rồng xuất hiện đều mang lại sự may mắn. Vì vậy, ngay từ thời Hoàng đế Hiên Viên, con rồng đã là biểu tượng của sự may mắn.
Trong thời đại phong kiến, để củng cố quyền cai trị và tăng cường kiềm chế tư tưởng, những người nắm quyền đã thần thánh hóa quyền lực hoàng gia và tự gọi mình là "Chân long thiên tử", hóa thân của rồng. Về sau, màu vàng của rồng cũng trở thành màu hoàng gia.
Rồng đã tồn tại kể từ khi nền văn minh Trung Quốc ra đời. Phát hiện khảo cổ sớm nhất về nguồn gốc của hình tượng rồng là trong một ngôi mộ cổ từ thời kỳ Văn hóa Yangshao (5000–3000 TCN - là nền văn hóa tiền sử của lưu vực Hoàng Hà của Trung Quốc) được khai quật ở Hà Nam vào năm 1987.
Chủ nhân của ngôi mộ là một người đàn ông trưởng thành và các nhà khảo cổ đã tìm thấy trên hài cốt một vật tổ hình rồng làm bằng vỏ sò. Đây cũng được coi là hình dáng rồng xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc dựa trên dữ liệu lịch sử.
Các chuyên gia thường tin rằng rồng tiến hóa từ vật tổ của bộ lạc cổ xưa. Trong thời đại đó, mỗi bộ tộc đều có vật tổ của riêng mình, hầu hết chúng được lấy từ các sinh vật hoặc thực vật có trong tự nhiên.
Có một bộ tộc sử dụng con trăn làm vật tổ của mình. Sau cuộc đấu tranh giữa các bộ tộc, bộ tộc sử dụng con trăn làm vật tổ của mình đã đánh bại các bộ tộc khác và sáp nhập với họ.
Sau khi hợp nhất, họ cũng thực hiện các thay đổi đối với vật tổ trăn của mình. Họ bổ sung thêm các yếu tố của vật tổ của bộ tộc mới được hợp nhất. Sau khi hợp nhất qua trận chiến, vật tổ trăn ban đầu đã phát triển thành dạng rồng sớm nhất.
2. “Rồng thật” nằm im và lộ dấu vết
Về sự tồn tại của rồng, hầu hết mọi người đều cho rằng sinh vật này là hư cấu. Nhưng một số ít người tin rằng rồng thực sự tồn tại và chúng là sinh vật thực sự tồn tại. Để đạt được mục đích này, họ cũng liệt kê rất nhiều "bằng chứng".
Họ tin rằng rồng thực sự tồn tại, bởi vì 12 con giáp ngoại trừ rồng đều là động vật có thật nên họ suy luận rằng rồng cũng thực sự tồn tại.
Nhưng trên thực tế, không có dữ liệu lịch sử nào chứng minh sự tồn tại của xác rồng. Tuy nhiên, người dân ở một nơi không đồng tình với nhận định này. Họ cho rằng họ đã nhìn thấy rồng và sinh vật này tồn tại gần làng của họ.
Tuyên bố này ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia và học giả, mọi người đã cùng nhau đến nơi được cho là có dấu tích của loài rồng này - làng Thạch Môn, huyện Lâm Vũ, tỉnh Hồ Nam.
Làng Thạch Môn là một nơi rất xa xôi ở Hồ Nam, giao thông ở đây bất tiện, địa hình hiểm trở và gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Nhưng chính vì điều này mà hệ sinh thái của làng Thạch Môn vẫn còn nguyên sơ nhất, với cây xanh tươi tốt bao phủ gần như toàn bộ ngọn núi và bao quanh toàn bộ ngôi làng.
Theo dân làng kể lại, con rồng đang ngủ yên trong một hang động ở ngọn núi phía sau làng của họ. Từ miệng người dân làng kể, khu vực xung quanh hang động bị nhiễm năng lượng rồng, ngay khi đến gần cửa hang, khói sương trắng sẽ tràn ra khiến mọi người có cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên.
Người dân địa phương tin rằng đó là linh hồn rồng đang ngủ yên trong hang. Điều này được ghi rất chi tiết trong "Biên niên sử huyện Lâm Vũ" được viết vào thời Gia Kinh của nhà Minh.
Trong "Biên niên sử huyện Lâm Vũ" có ghi rằng "có khói tụ lại ở lối vào hang, giống như bầu hơi khí thở của rồng". Dân làng địa phương tin rằng chính con rồng trong hang đã bảo vệ người dân và giúp họ phát triển mạnh mẽ ở đây.
Hang động được cho là nơi rồng ẩn náu được bao quanh bởi khung cảnh tuyệt đẹp. Vào mùa hè, người ta có thể cảm nhận được làn gió mát thổi ra từ cửa hang ngay khi đến gần. Nhóm chuyên gia đã lần theo lộ trình của dân làng và tìm ra lối vào hang động nơi được cho là có con rồng huyền thoại tồn tại.
Gần lối vào hang động, nhóm chuyên gia đã nhìn thấy hào quang rồng huyền thoại đọng lại ở lối vào. Khi các chuyên gia khám phá sâu hơn, người ta thực sự đã tìm thấy dấu vết của con rồng trong nước của hang động. Nhưng con rồng này không phải là rồng thật mà là rồng đá.
3. “Rồng thật” hóa ra là ô long
Con rồng đá này là một dải đá hình rồng được hình thành do sự xói mòn của nước sông trong nhiều năm. Dải đá hình rồng này dài gần 13 mét, có phần dày và mỏng ở giữa. nơi dày nhất đạt tới 6 mét.
Điều đặc biệt là dải đá này có màu vàng óng khắp nơi. Dưới ánh nắng và bị nước khúc xạ, nó trông giống như những chiếc vảy rồng đang tỏa sáng hơn. Thoạt nhìn rất dễ bị nhận là rồng thật.
Sau khi kiểm định, dải đá hình rồng đã được xác nhận có niên đại hàng trăm triệu năm.
Theo "Biên niên sử huyện Lâm Vũ": "Có một con rồng trong ao đá, dài khoảng hơn 13 m, có vảy và móng vuốt, nó dùng đầu lao xuống ao". Sau khi con rồng đá được nhóm chuyên gia phát hiện, từ đó những ghi chép trong truyền thuyết về con rồng ở huyện Lâm Vũ thời nhà Minh cũng xác nhận chính là con rồng đá này.
Sau đó, nhóm chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu hơn, kỹ lưỡng hơn và suy luận về lịch sử phát triển địa chất của địa phương và phát hiện ra rằng con rồng đá này đã tồn tại hàng trăm triệu năm.
Năng lượng rồng trong hang chỉ là những giọt nước nhỏ hóa lỏng bởi hơi nước sinh ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài hang, không khác gì sương mù mà chúng ta thường thấy.
Ngoài ra, qua tìm hiểu sâu hơn, nhóm chuyên gia nhận thấy hang động này là hang động tự nhiên, theo thời gian, hang động sẽ được mài giũa phong hóa trở nên đẹp hơn. Chính nhờ sự tiến hóa của thiên nhiên mà nó đã mang đến cho chúng ta khung cảnh đẹp đẽ và đáng kinh ngạc như vậy.