Có những việc bạn vẫn làm đi làm lại hàng ngày, thậm chí trải qua hàng chục năm nhưng cách thức vẫn sai mà không hề hay biết. Đơn giản như việc rót sữa, rót bia ra ly, hay việc rót mật ong vào chai, trông tưởng dễ nhưng chắc chắn có không ít người vẫn thực hiện sai hàng ngày. Vậy với những chất lỏng này, phải rót thế nào mới đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé.
Rót bia đúng cách
Nhiều người rót bia chỉ được nửa ly là bia sủi bọt rồi tràn hết ra ngoài. Có người cố gắng rót thật chậm để bia không hề bị nổi bọt, giúp rót đầy cũng không bị tràn. Thực tế cả hai cách này đều không chính xác.
Nếu bạn rót bia mà không hề có bọt, thì khí cacbonic trong bia sẽ không được giải thoát ra ngoài. Khi uống cốc bia này vào cacbonic sẽ nằm trong dạ dày, gây đầy bụng, đồng thời bạn cũng không cảm nhận được hết vị ngon của bia.
Cách rót bia đúng là vẫn tạo ra lượng bọt nhất định nhưng không để bị trào ra ngoài với tỷ lệ vàng là ba phần bọt, bảy phần bia. Để làm được điều này, bạn làm như sau:
Đặt nghiêng ly bia ở góc 45 độ. Ghé chai bia sát vào miệng cốc và rót với tốc độ vừa phải. Khi cốc gần đầy, bạn vừa rót vừa từ từ dựng thẳng ly lên rồi để những dòng bia cuối cùng thẳng vào tâm của ly bia.
Cách rót bia đúng cách là đặt nghiêng ly bia ở góc 45 độ. Ghé chai bia sát vào miệng cốc và rót với tốc độ vừa phải. Khi cốc gần đầy, bạn vừa rót vừa từ từ dựng thẳng ly lên rồi để những dòng bia cuối cùng thẳng vào tâm của ly bia.
Rót mật ong đúng cách
Khi bạn rót mật ong từ một chai lớn sang chai nhỏ, hiện tượng sủi bọt rất dễ xảy ra. Bọt sủi lên khiến bạn không thể rót đầy chai, thậm chí chúng còn dễ dàng bị trào ra ngoài rất lãng phí và mất công dọn dẹp. Do vậy đối với một công việc đơn giản như thế này, bạn cũng phải thực hiện đúng phương pháp thì mới hiệu quả.
Để thực hiện rót mật ong đúng phương pháp, điều đầu tiên bạn cần làm là tránh thực hiện rót theo cách truyền thống, tức là ghé miệng chai này vào chai kia rồi rót trực tiếp vào.
Để hạn chế mật sủi bọt, nguyên tắc khi rót là phải cho mật chảy từ từ, không để mật bị rung lắc mạnh, cũng không để dòng chảy quá nhanh, dòng nọ nối tiếp dòng kia. Hãy để dòng mật có điểm neo vào, chảy từ từ trước khi rơi hẳn xuống lòng chai. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Cách đơn giản nhất là sử dụng một chiếc phễu. Khi dùng phễu, mật sẽ không chảy trực tiếp xuống mà sẽ từ miệng phễu bám vào thành chai rồi từ từ rớt xuống. Nếu không có phễu, bạn sử dụng một chiếc đũa cái hoặc một chiếc que dài, sạch tương tự chiếc đũa cái. Đặt que ở phương thẳng đứng, tỳ miệng chai vào que và rót, sao cho mật chảy vào que trước khi rơi xuống lòng chai. Chú ý các động tác rót đều phải nhẹ nhàng, tốc độ đều đặn và giữ nguyên, không thay đổi tư thế rót cho đến khi gần đầy chai.
Rót sữa đúng cách
Một hộp sữa đầy ắp sữa bên trong. Ngay sau khi mở nắp chắc chắn bạn sẽ rất khó khăn rót để làm sao sữa không chỉ chảy hoặc bị bắn ra ngoài. Lý do ở đây là bạn đã thực hiện rót sữa không đúng cách.
Đầu tiên, hãy hình dung khi bạn đặt một hộp sữa lên bàn, phần mặt chính của hộp hướng về phía bạn, thì phần miệng hộp sữa thường sẽ nằm ở tay phải của bạn. Thông thường, bạn sẽ rót sữa theo chiều xuôi, tức là để phần miệng phía bên phải hộp sữa, (phần gần với mép ngoài của hộp sữa nhất), ghé vào cốc và rót.
Bạn có biết khi bình sữa đang đầy, khả năng chảy của chúng rất mạnh. Vì vậy khi bạn rót theo chiều xuôi kiểu này, lực đẩy bên trong quá mạnh sẽ khiến dòng chảy của sữa không êm. Chúng sẽ cuồn cuộn, nên dễ dàng bị bắn hoặc sóc ngược lên miệng cốc rồi rào ra ngoài.
Do đó, cách rót sữa đúng cách khi vừa mở nắp bình sữa, là bạn rót theo kiểu ngược. Tức là bạn nghiêng hộp sữa về phía bên trái của hộp hướng về phía cốc, nên để cách ra chứ không ghé sát vào miệng cốc và tiến hành rót. Cách rót này sẽ hạn chế bớt áp lực dòng chảy bên trong của sữa, giúp dòng chảy êm hơn và sữa sẽ không bị sóc ra ngoài.