Phân loại bỏng: Có ba mức độ bỏng
- Bỏng nhẹ chỉ làm tổn thương lớp bề mặt của da, mẩn đỏ nhẹ, không có mụn nước và cảm giác đau rõ ràng.
- Bỏng độ hai: Ví dụ bỏng nước là tổn thương ở lớp hạ bì với biểu hiện đỏ, sưng và đau tại chỗ, và có mụn nước với nhiều kích cỡ khác nhau.
- Bỏng độ ba: Đây là bỏng dưới da, tổn thương mỡ, cơ và xương, có màu xám hoặc nâu đỏ.
5 bước sơ cứu cần nhớ khi bị bỏng
Nhiều người sẽ chườm đá viên lên vết thương sau khi bị bỏng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng đá viên sẽ làm co mạch máu và làm vết thương sâu hơn. Tuyệt đối Không chà xát vết thương bằng cồn, kem đánh răng... để không làm vết thương bị kích ứng và làm phức tạp quá trình điều trị.
Khi bị bỏng, hãy ghi nhớ 5 bước sơ cứu: xả nước, cởi, ngâm, đắp, đưa đi cấp cứu để hạn chế tối đa vết thương.
1. Xả nước
Đây là bước đầu tiên trong sơ cứu. Sau khi bị bỏng, bạn hãy xả nước sạch mát vào nơi bị bỏng trong khoảng 15 đến 30 phút cho đến khi hết đau để giảm nhanh nhiệt trên bề mặt da. Dòng nước lạnh chảy có thể lấy đi nhiệt độ bề mặt cơ thể một cách hiệu quả, đây là một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để hạ nhiệt cục bộ.
Nếu trên vết thương xuất hiện vết phồng rộp thì đây là vết bỏng cấp độ 2, dòng nước xối không được quá mạnh kẻo làm vỡ vết phồng rộp gây nhiễm trùng. Nếu vết thương đã bong ra, vẫn cần tưới nước để làm mát vùng bỏng, nhưng nước chảy phải yếu để tránh bong da.
Khi bị bỏng bởi hóa chất có tan trong nước, hoặc không tan trong nước, axit mạnh, kiềm mạnh... thì cũng nên được rửa nước sạch ngay lập tức. Nếu diện tích bỏng rộng, bạn có thể ngâm vết bỏng vào nước lạnh để hạ nhiệt và đưa ngay đến bác sĩ.
Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày
2. Cởi quần áo, ngâm mình trong nước để hạ nhiệt, giảm đau
Sau khi xả và ngâm nước hoàn toàn, bước tiếp theo là cẩn thận cởi bỏ quần áo, nếu cần có thể dùng kéo cắt quần áo để không làm vỡ các vết phồng rộp và tạm thời giữ lại phần quần áo dính vào da. Tiếp theo, ngâm vết thương vào nước lạnh.
Khi ngâm vết bỏng vào nước lạnh phải thường xuyên thay nước lạnh, thời gian ngâm khoảng 15-30 phút. Trẻ em hoặc người già không cần ngâm quá lâu, để không làm giảm nhiệt độ quá mức hoặc làm chậm thời gian điều trị.
3. Dùng gạc sạch băng lại và đưa đến bệnh viện điều trị
Trừ những vết bỏng rất nhỏ có thể tự chăm sóc, còn những vết bỏng nặng hoặc diện rộng nên đến bệnh viện để kiểm tra điều trị. Trước khi đưa đến bệnh viện, hãy che khu vực bị ảnh hưởng bằng gạc sạch để tránh vết thương bị nhiễm trùng trong quá trình vận chuyển.
Theo chuyên gia da liễu cho biết, sở dĩ phải băng kín vết thương là do diện tích vết thương rộng, vùng da bị tổn thương quá nhiều, nhiệt độ cơ thể và nước sẽ bốc hơi nhiều. Ngoài ra, quá trình làm mát khi xả nước có thể gây hạ thân nhiệt, vì vậy hãy cẩn thận nên giữa ấm cơ thể khi đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Làm thế nào để chọn thuốc mỡ trị bỏng?
Đối với vết bỏng nông như độ 1 và độ 2, bạn có thể chọn thuốc mỡ có chứa kháng sinh hoặc ion bạc, có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ví dụ như thuốc mỡ có chứa neomycin, erythromycin, Gentamicn và các thành phần khác có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
Một số người cho rằng kem đánh răng, bột mì, mật ong hoặc nước xơ mướp có thể giúp vết thương mau lành khi bị bỏng. Các chuyên gia chỉ ra rằng những thứ như vậy không được khuyến khích sử dụng cho vết bỏng lửa và bỏng nước, vì chúng khiến vết thương khó tản nhiệt, làm chậm tốc độ lành vết thương và thậm chí gây ra các vấn đề khác.
Trong những trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ
1. Bỏng hóa chất ở mắt là trường hợp cần cấp cứu bởi các bác sĩ nhãn khoa và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
2. Nếu bạn bị bỏng bởi axit mạnh và kiềm mạnh, bạn nên đi khám ngay sau khi xả nước lần đầu.
3. Bỏng đường hô hấp.
4. Phần bị bỏng rất đau và diện tích bị thương quá lớn.
5. Mặc dù không hình thành vết phồng rộp nhưng vết thương có màu trắng hoặc đen như da bị carbon hóa cũng cần đưa đến gặp bác sĩ ngay.