TIN TỨC » Kiến thức

Sai lầm nhiều người mắc phải khi sử dụng các thiết bị điện khiến chúng giảm tuổi thọ

Chủ nhật, 03/01/2021 09:49

Việc không đọc hướng dẫn sử dụng, dùng sai cách khiến các thiết bị điện trong nhà chóng hỏng. Để tránh việc này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Những sai lầm phổ biến khi sử dụng thiết bị điện:

Laptop

- Sạc liên tục sẽ làm hỏng pin vì nhiệt và điện áp cao.

- Nhiệt độ thấp cũng có ảnh hưởng xấu đến các thiết bị. Tốt hơn là bạn không nên làm mát máy tính xách tay của mình quá nhiều, nhưng nếu nó đã xảy ra, trước khi bật máy, hãy để thiết bị ấm lên ở nhiệt độ phòng và lau ẩm để tránh đoản mạch.

Sai lầm khi sử dụng các thiết bị điện: Không nên sạc liên tục vì sẽ làm hỏng pin.

Bàn là

- Để nước thừa lại trong bàn là: Khi sử dụng bàn là ủi hơi nước, nhiều người có thói quen sau khi là quần áo xong không đổ nước thừa trong bàn là đi. Thói quen này sẽ dẫn tới bàn là bị mòn và để lại những đốm nâu trên quần áo. Ngoài ra nguy cơ rò rỉ nước có thể gây chập cháy điện.

- Không làm sạch đế bàn là: Ngay cả khi đế bàn là không có vết bẩn rõ ràng thì bạn cũng cần vệ sinh thiết bị.

Máy xay

- Không xay đá và các loại thực phẩm đông lạnh khác bằng máy xay. Nếu nguồn điện không đủ, dao hoặc thậm chí toàn bộ động cơ có thể bị hỏng.

- Không trộn các sản phẩm quá nóng. Trong lọ đậy kín đựng thức ăn nóng, không khí bên trong sẽ nóng lên làm tăng áp suất bên trong và bề mặt lọ có thể bị nứt. Điều duy nhất bạn có thể làm trong trường hợp này là trùm khăn lên bình và sử dụng chế độ công suất thấp nhất có thể.

- Khi bạn sử dụng máy xay trong một thời gian dài, hãy để động cơ nguội dần.

Ấm đun nước

- Cho quá ít hoặc nhiều nước: Bạn cần đảm bảo cho nước trong ấm siêu tốc qua vạch MIN (ít nhất) và không quá vạch MAX (nhiều nhất). Nếu nước không bao phủ toàn bộ bộ phận làm nóng thì ấm đun nước sớm muộn cũng sẽ hỏng.

- Để ấm đun nước nơi tiếp xúc nhiệt độ cao: Tuyệt đối không để ấm đun nước gần bếp ga, bếp điện, lò nướng,...

- Không làm sạch cặn trong ấm: Cặn không chỉ xuất hiện trong ấm đun nước kim loại mà còn có ở bộ phận đốt nóng kim loại của ấm nhựa. Ngay cả khi ấm đun nước có tấm lọc, nó cũng chỉ ngăn không cho cặn lẫn vào nước uống của bạn, nhưng không ngăn được việc cặn xuất hiện trong ấm. Cách đơn giản để làm sạch cặn trong ấm đun nước là dùng giấm trộn với nước theo tỉ lệ 1-1 rồi cho vào trong ấm đun nước một đêm. Sáng dậy bạn rửa sạch ấm là được.

- Để lại nước bên trong ấm: Đây là một lý do khiến cặn xuất hiện trong ấm siêu tốc. Đừng quên rót hết nước trong ấm ra ngoài sau khi bạn đun nước xong.

Thiên Thanh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới