Những trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết căn cứ khoản 1 Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xuất cảnh trái phép
Theo đó, người đã xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng trong chính sách bảo hiểm xã hội và ngăn ngừa việc trục lợi từ những đối tượng vi phạm pháp luật.
- Người được tòa án tuyên bố mất tích
Việc này được thực hiện vì cơ quan Bảo hiểm xã hội không thể xác định tình trạng và vị trí của người thụ hưởng, tránh trường hợp lợi dụng để nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không đúng quy định.
Ảnh minh họa.
- Không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định
Theo quy định, định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan Bảo hiểm xã hội ủy quyền, để thực hiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 75, lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của các đối tượng bị tạm dừng sẽ được tiếp tục chi trả bao gồm cả tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng của thời gian chưa nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người xuất cảnh trái phép trở về: Nếu đối tượng trở về và tuân thủ các quy định pháp luật, việc chi trả lương hưu sẽ được khôi phục, bao gồm cả khoản lương chưa nhận trong thời gian tạm dừng.
- Hủy bỏ quyết định mất tích hoặc chết: Nếu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc đã chết, việc chi trả lương hưu sẽ được tiếp tục...
Đối tượng thôi hưởng trợ cấp xã hội
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH, các đối tượng thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP bao gồm:
(1) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
(2) Đối tượng tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, cụ thể:
(i) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp cụ thể.
(ii) Người thuộc diện quy định tại (i) đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
(iii) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
(iv) Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi
Hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại (ii) (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
Ảnh minh họa.
(v) Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định
vi) Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
(vii) Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại (i), (iii), (vi) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
(viii) Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
(3) Đối tượng chấp hành án phạt tù ở trại giam hoặc có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thôi hưởng trợ cấp xã hội;
(4) Đối tượng từ chối nhận chế độ, chính sách;
(5) Sau 3 tháng kể từ khi có quyết định tạm dừng chi trả trợ cấp xã hội quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH mà đối tượng vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.