Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, một trào lưu chôn cất đặc biệt bắt đầu nổi lên và ngày càng trở phổ biến.
Hầu hết các Hoàng đế hay những vị quan lớn trong triều đình bắt đầu xây dựng lăng mộ sau khi họ lên ngôi và chúng đã được xây dựng, sửa chữa tỉ mỉ cho đến khi qua đời.
Và những vị Hoàng đế, quan lớn đó sau khi chết cũng bắt đầu đặt vàng bạc châu báu vào lăng mộ, thi thể thì được ướp rất công phu, tỉ mỉ bởi họ cho rằng sau này nếu linh hồn người chết nhìn thấy thi thể thối rữa thì sẽ cảm thấy rất đau lòng.
Sau khi qua đời, xác chết được ngâm trong thủy ngân và những “lỗ” trên cơ thể được chặn lại bằng các khối ngọc bích để ngăn dòng dịch cơ thể chảy ra ngoài. Ngoài ra, người xưa còn chôn cất một số lượng lớn bảo vật, ngọc bội, vàng bạc châu báu cho người đã khuất.
Chính vì vậy, những nhóm trộm cắp đã bắt đầu nghĩ tới việc trộm cắp lăng mộ, bởi chỉ lấy được một vài đồ trang sức có giá trị thì họ sẽ có cuộc sống sung sướng cả đời.
Sau này, “ngành trộm mộ” bắt đầu trở thành một ngành công nghiệp, được truyền từ đời này sang đời khác.
Để tránh việc lăng mộ bị đánh cắp, các Hoàng đế thời xưa không chỉ thiết kế những lăng mộ với sự bảo mật tối tân mà còn nhiều lần giết những người thợ đã thiết kế, xây lăng mộ để bảo vệ sự an toàn cho lăng mộ. Nhưng sau đó người ta đã chứng minh rằng điều này chẳng có ích lợi gì, chỉ cần việc lựa chọn địa điểm không tốt, dễ phát hiện thì nguy cơ bị mất trộm về cơ bản là không thể tránh khỏi.
Các cuộc khai quật khảo cổ học ra đời
Mặc dù những ngôi mộ cổ này được cất giấu tương đối tốt, nhưng không ít trong số đó vẫn bị phá hủy bởi những kẻ trộm mộ.
Đúng với ý định ban đầu là bảo vệ các di tích văn hóa, các đơn vị khai quật khảo cổ học để bảo vệ các di tích văn hóa bắt đầu xuất hiện.
Mục đích ban đầu của khảo cổ học là bảo vệ những di tích văn hóa này khỏi bị xâm hại, để nhiều di tích văn hóa có thể được giới thiệu với nhiều người hơn chứ không phải để rơi vào tay các nhà sưu tập tư nhân.
Có hai hình thức khai quật khảo cổ học chính, thứ nhất là những ngôi mộ đã bị bọn trộm mộ phá hủy, mặc dù phần lớn đồ đạc bên trong đã bị đánh cắp, nhưng vẫn luôn còn sót lại một số thứ có giá trị.
Còn lại là lăng mộ mới được phát hiện thì các nhà khảo cổ học cũng cần phải vào cuộc để khai quật và bảo vệ nó.
Vậy câu hỏi đặt ra là ngoài những di vật văn hóa bên trong có thể khai quật, tu bổ rồi đưa vào viện bảo tàng thì xác ướp trong lăng rốt cuộc ở đâu?
Những xác chết được khai quật đã đi đâu?
Nói một cách đơn giản, những xác chết cổ do khai quật khảo cổ học có thể chia thành hai loại. Loại thứ nhất là những xác chết thông thường, được xử lý chung chung, những xác chết bị phân hủy nặng và không có giá trị khảo cổ nhất định.
Ngoài việc ghép các xác chết lại với nhau rồi chiết lấy mô để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khảo cổ học hầu như sẽ xử lý tập trung những xác chết này sau khi đưa ra kết luận để ngăn chất độc trên xác chết này lây lan ra bên ngoài.
Những xác chết cổ được bảo quản tốt và có giá trị khảo cổ học lớn, ngoài việc được đặt trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, sau khi nghiên cứu xong cũng sẽ được đưa vào bảo tàng để nhiều người đến tham quan.