TIN TỨC » Kiến thức

Sau khi các lăng tẩm cổ được xây dựng xong, số phận của những thợ thủ công sẽ ra sao? Các chuyên gia cho biết: Chỉ có 1 trong 3 kết cục

Thứ năm, 30/12/2021 06:47

Để đảm bảo an toàn cho ngôi mộ, những vị hoàng đế xưa sẽ ra lệnh cho các thợ thủ công thiết lập nhiều cơ quan và lối đi bí mật trong lăng mộ. Tương truyền rằng, sau khi hoàn thành các lăng tẩm cổ, thợ thủ công sẽ được chôn cất hoặc bị giết chết. Nếu họ không nghe theo, sẽ bị chu di cửu tộc.

Thứ nhất, có vị hoàng đế nào để thợ thủ công, binh lính, bộ hạ,… trở thành vật bồi táng không?

Câu trả lời là có, đó là Tần Thủy Hoàng và Từ Hi Thái hậu. Sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Hồ Hợi đề nghị giết hết những người thợ xây lăng để tránh cho người ngoài biết bí mật bên trong. Sau khi Tần Thủy Hoàng được chôn cất, tất cả thợ thủ công và những người liên quan đều được đưa vào lăng để chôn cất.

Một trường hợp khác có thể kể đến lăng của Từ Hi Thái hậu. Sau khi hoàn tất nghi lễ, thừa tướng yêu cầu những người thợ phải niêm phong lối đi chính trước, sau đó cho họ thoát ra từ một lối đi khác. Không ngờ rằng tại lối đi này, ông đã cho quan và binh lính "thủ tiêu" những người thợ này.

Thứ hai, tại sao hoàng đế lại bồi táng nghệ nhân, binh lính, bộ hạ,… ?

Lý do đầu tiên phải kể đến là các vị hoàng đế sợ rằng bí mật trong lăng mộ sẽ bị những người thợ thủ công phơi bày nên đã hạ lệnh bí mật giết chết toàn bộ người tham gia quá trình xây dựng. Những người này đều bị giam cầm và chết ngạt dưới lòng đất.

Sau khi các lăng tẩm cổ được xây dựng xong, số phận của những thợ thủ công sẽ ra sao? (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, để tránh việc tiết lộ bản thiết kế của lăng mộ, đồng thời bị bạc vàng làm mờ mắt, hầu hết những người thợ nắm được bí mật then chốt của lăng mộ sẽ bị sát hại hoặc bồi táng theo chủ mộ. Trên thực tế, không chỉ có Tần Thủy Hoàng mà rất nhiều hoàng đế cổ đại đều dùng phương thức này để che giấu bí mật về lăng mộ dưới lòng đất của mình.

Hơn nữa, đối với người xưa, mộ phần là nơi vô cùng quan trọng đặc biệt đối với các vị hoàng đế, việc bảo đảm "yên giấc ngàn thu" là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tất cả những người liên quan tham gia vào việc xây dựng lăng mộ hoàng gia sẽ bị hành quyết.

Trên thực tế, không phải tất cả các vị hoàng đế đều chọn cách chôn sống các nghệ nhân. Số phận của họ sẽ có kết cục như sau:

Bị quản chế hoặc làm bia đỡ đạn

Một số hoàng đế cho những người này sống để tiếp tục xây dựng các lăng mộ cho mình và vị hoàng đế tiếp theo nhưng phải chịu quản thúc chặt chẽ. Theo cách này, những người người thợ sống trong quản thúc đến già. Bí mật sau đó được đưa xuống mồ khi họ qua đời.

Một số thợ thủ công ở những vị trí không trọng yếu sẽ được nhà nước bố trí tham gia quân đội tiền tuyến sau khi lăng mộ được xây dựng. Lý do là để trong chiến tranh, những người này được dùng làm "bia đỡ đạn".

Được thả tự do

Trong lịch sử, vẫn có những vị hoàng đế tha cho những người thợ này. Để cảm tạ sự ban ơn của nhà vua, những người này sẽ thiết kế "cổng đá hoa cương". Đặc điểm của loại cổng này là một khi đã đóng, người ngoài khó có thể mở ra. Điều kiện tiên quyết để chế tạo cơ chế này là làm mặt dốc trong phòng lăng. Sau đó người ta sẽ làm rãnh ở ngưỡng cửa, đặt quả cầu đá lên trên rãnh để giữ lối ra vào.

Sau tang lễ của hoàng đế, những người này đi ra ngoài và chỉ cần đẩy hòn đá ra là cửa lăng sẽ đóng lại vĩnh viễn. Đối với loại cửa này, người thường dùng sức đến đâu cũng không thể mở ra. Vì vậy phương pháp này rất được các vị hoàng đế yêu thích. Sau này, người ta chỉ có thể dùng thuốc nổ mới có thể phá cánh cửa này.

Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới