TIN TỨC » Kiến thức

Siêu trăng là gì? Tại Việt Nam năm 2022, chúng ta sẽ được ngắm siêu trăng khi nào?

Thứ sáu, 21/01/2022 10:00

Còn gì tuyệt vời hơn được ngắm siêu trăng siêu bự cùng bạn bè hoặc người thương vào một buổi tối đẹp trời. Hãy chuẩn bị tinh thần nhé, vì siêu trăng sẽ xuất hiện trong những ngày này của năm 2022.

Siêu trăng là gì?

"Supermoon" hay còn được gọi là hiện tượng siêu trăng, là một trăng non hoặc trăng tròn nằm tại vị trí cực cận - điểm gần nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất trong quỹ đạo hàng tháng của nó.

Trong đó, Trăng non (New Moon) là Mặt Trăng khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, đồng thời Mặt Trời và Trái Đất ở hai phía đối diện của Mặt Trăng.

Trăng tròn (Full Moon) xảy ra cũng là khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng nhưng Mặt Trời và Mặt Trăng nằm ở hai phía đối diện của Trái Đất và 100% mặt của Mặt trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Có bao nhiêu siêu trăng tròn vào năm 2022?

Một biện pháp phổ biến để xác định xem ngày trăng tròn nào có phải là siêu trăng hay không là khoảng cách vật lý của nó so với Trái Đất. Theo trang Earth Sky, tiêu để xác định siêu trăng xuất hiện là khi khoảng cách của nó tới Trái Đất gần hơn 384,472 km.

Nếu theo tiêu chuẩn trên, chúng ta có thể sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng tròn vào 4 thời điểm dưới đây:

- Ngày 16 tháng 5 năm 2022 (Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 362.127 km)

- Hiện tượng Trăng Dây tây (Full Strawberry Moon) sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 6 năm 2022 với khoảng cách từ Trái Đất là 357,658 km.

- Trăng tròn Buck (Full Buck Moon) sẽ diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 2022 với khoảng cách từ Trái Đất là 357.418 km.

- Ngày 12 tháng 8 năm 2022 (Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 361.409 km).

Trong đó, siêu trăng ngày 13 tháng 7 được cho là gần nhất và sáng nhất.

Tại sao siêu trăng lại xuất hiện?

Tất cả bắt nguồn từ thực tế rằng quỹ đạo của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất không phải là một hình tròn hoàn hảo mà nó là một hình elip (bầu dục).

Do đó, khoảng cách của Mặt Trăng với Trái Đất thay đổi khi nó di chuyển xung quanh hành tinh của chúng ta.

Ngoài ra, Trái Đất không nằm ngay giữa quỹ đạo hình elip này, vì vậy, có những điểm trong quỹ đạo của Mặt Trăng, nơi nó gần nhất và xa nhất với Trái Đất. Các điểm này lần lượt được gọi là “perigee” và “apogee”.

“Perigee” là điểm trên quỹ đạo của Mặt Trăng mà tại đây, Mặt Trăng gần Trái Đất nhất.

“Apogee” là điểm trên quỹ đạo của Mặt Trăng mà tại đây, Mặt Trăng xa Trái Đất nhất.

Mặt Trăng thực hiện một quỹ đạo hoàn chỉnh quanh Trái Đất trong khoảng 29,53 ngày, có nghĩa là nó đạt đến điểm cận kề và điểm đỉnh khoảng một tháng một lần.

Để xảy ra hiện tượng siêu trăng, chúng ta cần thêm một yếu tố nữa, đó là Mặt Trời.

“Syzygy” là thuật ngữ thiên văn học khi ba hoặc nhiều thiên thể (chẳng hạn như Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất) xếp thành hàng. Trong trường hợp này, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng, chúng ta sẽ trải nghiệm trăng tròn hay trăng non, tùy thuộc vào việc Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất hay Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.

Thuật ngữ siêu trăng xuất hiện khi nào?

Thuật ngữ siêu trăng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979 bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle. Theo định nghĩa của ông Nolle, trăng tròn hoặc trăng non là siêu trăng khi nó cũng nằm trong khoảng 90% của khoảng cách từ vị trí hiện tại so với điểm gần Trái Đất nhất.

Siêu trăng xảy ra cho hình ảnh từ Trái Đất lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn khoảng 30%. Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng quan sát được sự thay đổi đó bằng mắt thường.

Tại sao chúng ta không thể thấy trăng non?

Từ đầu đến giờ bài viết chủ đề cập siêu trăng tròn, bởi bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy hiện tượng siêu trăng này. Còn trăng non thì sao?

Thứ nhất, sự thẳng hàng của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khiến mặt của Mặt trăng đối diện với Trái đất trong bóng tối. Thứ hai, các trăng non lên trên bầu trời vào ban ngày. Nó mọc và lặn cùng thời điểm với Mặt Trời, đưa nó đến quá gần điểm chói của Mặt Trời để có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Theo Earth Sky, siêu trăng non của năm 2022 sẽ là xuất hiện lần lượt vào tháng 1, tháng 2 và tháng 12.

Thanh Ngọc (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới