Giá cau tăng kỷ lục
Giá cau những năm trước giao động từ 15.000-45.000 đồng/kg. Đỉnh điểm năm 2021, giá cau tăng đột biến lên 85.000 đồng, tuy nhiên những năm sau lại giảm sâu.
Năm 2024, giá cau tăng lên theo từng ngày. Thời gian đầu thương lái chỉ mua với giá 45.000-50.000 đồng/kg. Mới đây, giá bán tại vườn đã vọt lên 90.000 đồng/kg.
Nếu sở hữu một vườn cau, thì chắc chắn bà con có thể thu tiền tỷ trong năm nay.
Tại sao giá quả cau lại tăng?
Ở Việt Nam đang là mùa cưới, việc sử dụng cau trong nghi lễ ăn hỏi là rất cần. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ, nguyên nhân chính khiến giá cau tăng mạnh do nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng. Sau thu mua, cau được nhập cho các cơ sở để sấy khô trước khi xuất sang Trung Quốc.
Vậy người Trung Quốc mua cau để làm gì?
Tại Trung Quốc, cau được sấy khô và chế biến thành kẹo cau, trà cau hoặc làm thành món canh cau.
Món kẹo cau khá phổ biến ở xứ Trung được các tài xế đường dài sử dụng nhiều.
Một số bài thuốc từ cau:
Hạt cau
Hạt cau già còn được gọi là tân lang hay bình lang. Hạt cau già không mùi, vị đắng, chát; vào 2 kinh đại tràng và vị. Hạt cau có công dụng giáng khí, phá trệ, sát trùng, thông thủy, chữa bệnh do giun sán, ăn không tiêu, đầy bụng, tức ngực, tả lỵ, viêm ruột, thủy thũng (phù).
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội đông y Hà Nội, trong hạt cau có chất tanin (chất chát) cùng một số hoạt chất khác như: alcaloid: arecolin, arecailin gây chảy nước bọt nhiều, tăng tiết dịch vị, dịch ruột, co đồng tử (dùng cho người mắc bệnh glaucom), giảm nhịp tim, tăng nhu động ruột.
Dung dịch hạt cau có chứa alcaloid không độc với cơ thể người nhưng gây độc cho hệ thần kinh của sán. Do vậy, dung dịch hạt cau có tác dụng tẩy sán an toàn. Sau 20 phút uống dung dịch, sán bị tê liệt không thể bám vào thành ruột.
Cây cau cao thẳng có thể trụ vững dưới trời mưa bão.
Hoa cau
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3 cho hay, hoa cau là nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… Trong hoa cau còn có vitamin A, vitamin C và có nhiều chất xơ.
Hoa cau trong y học cổ truyền thường dùng để trị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng. Người dân có thể lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn và điều trị các tình trạng kể trên.
Trong dân gian, hoa cau còn được dùng làm bài thuốc bổ dạ dày, bổ tỳ. Người dân có thể lấy 4 lạng hoa cau, 2,5 lạng sườn, muối đủ dùng để nấu ăn và bồi bổ cơ thể. Cách chế biến như sau: Hoa cau cắt đoạn nhỏ, bỏ cuống, ngâm rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo. Cho sườn và hoa cau nấu chín cùng nhau và thưởng thức.
Theo bác sĩ Vũ hoa cau hầm cùng thịt lợn khi ăn cũng có thể giúp giảm đau tức ngực, tê đau khớp.
Rễ cau
Theo chuyên gia Sáng, rễ cau thường được dùng để làm thuốc, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương, sinh tinh. Tuy nhiên, vị thuốc này không phổ biến và rất ít người biết đến.
Trung Quốc thu mua loại quả này rất mạnh.
Quả cau là quả gì?
Quả cau khi còn non có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, có chứa hạt kích thước cỡ hạt của quả cây sồi, hình nón với đáy phẳng và màu bên ngoài có ánh nâu. Bên trong lốm đốm như hạt nhục đậu khấu. Quả của nó được bổ (hay cắt) thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu không và têm vôi, vỏ cây chay thành miếng trầu.
Cau có thể ra quả quanh năm. Tục ăn trầu cau đã có từ rất lâu trong đời sống người Việt.
Quả cau tươi đã gắn bó vô cùng lâu đời với con người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây quả cau chỉ được người dân thường dùng trong tục ăn trầu, là một lễ tiết truyền thống văn hóa lâu đời không thể thiếu của người Việt trong giao tiếp.
Cau là loại cây sống lâu năm, trồng ở nhiều nơi trên cả nước nhưng được người dân trồng nhiều nhất tại Thanh Hóa, Nghệ An.