TIN TỨC » Kiến thức

Tại sao khách sạn Nhật Bản lại phải có bồn tắm dù chúng quá nhỏ?

Thứ năm, 09/01/2025 09:06

Bất kể kích thước phòng tắm của một gia đình Nhật Bản như thế nào thì luôn có chỗ để bồn tắm. Ngay cả khi không có phòng tắm, họ sẽ “tạo phòng tắm” bằng cách xây một cái nhà kho để đặt bồn tắm.

Theo số liệu khảo sát, tỷ lệ bồn tắm trong các hộ gia đình Nhật Bản đã đạt 95,5% vào năm 2008, trở thành vật dụng gia đình cần thiết như bồn cầu thông minh. Nói về lý do tại sao bồn tắm lại phổ biến ở Nhật Bản, chúng ta cần quay trở lại thời nhà Tùy và nhà Đường ở Trung Quốc cổ đại.

Tại Nhật Bản, bồn tắm trở thành vật dụng gia đình cần thiết như bồn cầu thông minh

Như chúng ta đã biết, văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa nhà Đường, khi Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua Hàn Quốc. Trong số đó, Phật giáo nhấn mạnh việc “ăn chay và tắm rửa”. Kết hợp với điều kiện địa lý có nhiều suối nước nóng của Nhật Bản, người Nhật tin rằng tắm có thể giúp khử mùi hôi. Việc tắm để thư giãn sau một ngày làm việc vất vả là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật.

Nếu như ở những không gian phòng tắm hiện nay, khi diện tích nhỏ hẹp thường chỉ sử dụng phòng tắm đứng và vòi hoa sen được sử dụng như "công cụ chính" cho việc tắm táp thì ở Nhật, vòi hoa sen chỉ được dùng để tắm qua loa, cọ rửa cơ thể sạch sẽ trước khi ngâm mình trong bồn tắm.

Văn hóa tắm bồn đã có từ hàng nghìn năm trước ở Nhật Bản. Khi những bồn tắm công cộng không còn nhiều ở Nhật thì thói quen tắm bồn được "thu gọn" về mỗi gia đình. Người Nhật luôn thích tắm vào buổi sáng và được ngâm mình nhẹ nhàng trong bồn tắm (ofuro).

Ofuro luôn đảm bảo được cọ rửa sạch sẽ, không dây bẩn các loại xà phòng hóa chất. Bồn tắm được tái sử dụng nhiều lần vì cả gia đình đều sử dụng chung. Nước sử dụng để tắm xong có thể dùng cho các việc khác như giặt giũ, lau nhà...

Để giữ vệ sinh tuyệt đối cho phòng tắm, cũng như để tạo nhiều lựa chọn cho mọi người, người Nhật thường chọn phương án tách biệt phòng tắm với phòng vệ sinh. Nếu không gian sống quá nhỏ bé, hai khu vực này sẽ được tách biệt bằng vách ngăn kính tiện lợi để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khi cùng sử dụng.

Việc tách biệt hẳn khu vực đặt toilet với các khu vực khác còn bởi lý do, họ không muốn vi khuẩn có trong bồn cầu sẽ làm ảnh hưởng đến khu vực cần được tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Toilet ở Nhật cũng vô cùng hiện đại với nhiều chức năng giúp xử lý chất thải một cách nhanh chóng. Trên toilet cũng có nhiều chế độ giúp cho người dùng biết cách xử lý chất thải phù hợp.

Thói quen tắm của người Nhật có lẽ bắt đầu từ thời Edo của Nhật Bản. Khi đó, không phải hộ gia đình nào cũng có phương tiện để tắm nên họ thường đến nhà tắm công cộng "Shaoyu".

Ngày nay, ở Nhật Bản cũng có những "bồn tắm suối nước nóng" hầu hết chủ yếu là tắm vòi sen và tắm đơn giản. Tiện nghi bên trong cũng rất đơn giản, chỉ có bồn tắm lớn, một số có phòng tắm hơi, ..., giá cả tương đối rẻ.

Ngoài ra, còn có các loại “suối nước nóng” nổi tiếng, thường bao gồm bồn tắm ngoài trời và trong nhà. Chúng cũng được phân loại theo chất lượng của suối, chẳng hạn như suối lưu huỳnh (tốt cho da), suối có ga (thúc đẩy lưu thông máu), ... Hầu hết các khách sạn suối nước nóng đều nằm gần núi, sông có phong cảnh đẹp, nhiều khách sạn suối nước nóng không chỉ cung cấp chỗ ở mà còn cung cấp dịch vụ tắm suối nước nóng, thậm chí còn có hồ bơi suối nước nóng riêng trong phòng.

Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới