TIN TỨC » Kiến thức

Tại sao ngày xưa đặt tên con gái hay có chữ đệm 'Thị' nhưng ngày nay ít ai đặt?

Chủ nhật, 25/08/2024 21:30

Nếu như thế hệ 7x, 8x việc tên có chữ đệm 'Văn', 'Thị' khá phổ biến thì đến hiện tại, hai tên đệm này không được ưa thích và gần như 'biến mất', vì sao vậy?

Như chia sẻ mới đây của một phụ huynh trên một diễn đàn cho rằng: "Có lẽ thế hệ 9X là thế hệ cuối cùng trong tên có chữ "Thị". Hôm nay nhìn danh sách lớp của con, nguyên một trường không một "Thị" nào".

Tên đệm "Thị" ngày càng hiếm.

Bên dưới nhiều người đồng tình:

- "Ngày xưa ở lớp 20 nữ thì có 21 "Thị". Giờ lại thành của hiếm, lướt Facebook, Tiktok tìm mỏi mắt không ra".

- "Con 2017 đi học không 1 bạn nào có chữ Thị, tuyệt chủng rồi"...

Ngày xưa, đặt tên đệm nam Văn, nữ Thị là có hàm ý tốt đẹp. Trong đó, nam đều lấy chữ "Văn" làm tên đệm để con có đường công danh khoa cử thuận lợi. Còn nữ tên đệm có chữ "Thị" nhằm phân biệt với đàn ông và được bắt nguồn từ phương Bắc. "Thị" là một từ Việt gốc Hán có ý ám chỉ phụ nữ và ý nghĩa ban đầu là để gọi người con gái đã trưởng thành (thường là đã có gia đình). Nhưng người Việt thường nhầm "Thị" ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái.

(Ảnh minh họa)

Đến hiện tại với làn sóng hội nhập quốc tế công thức đặt tên "nam Văn, nữ Thị" đã dần lu mờ. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ đã chọn nhiều tên đệm cho con với mong muốn gửi gắm những điều tốt đẹp.

Còn với quan điểm thế hệ 9x là thế hệ cuối có chữ "Thị" trong tên nhiều người không đồng tình. Vì tuỳ thuộc vào sở thích, địa phương, mong muốn gửi gắm của từng gia đình. Ngày nay có thể xuất hiện nhiều cái tên mỹ miều hơn nhưng chữ "Thị" vẫn tồn tại và mang đến những nét đẹp riêng.

(Ảnh minh họa)

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới