Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, cách trung tâm thành phố Tây An ngày nay khoảng 35 km. Đây là một trong những lăng mộ hoàng gia lớn có cấu trúc đặc biệt và nhiều bí ẩn nhất trên thế giới. Đã hơn 2.000 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu quốc gia và thành lập nhà Tần vào năm 221 trước Công nguyên.
Kể từ khi phát hiện, đã có nhiều giả thuyết về những ngọn đèn luôn cháy trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Nhưng tại sao những ngọn đèn này vẫn cháy sau hàng ngàn năm? Bí ẩn này đã ám ảnh nhiều thế hệ nhà nghiên cứu. Cho đến những năm gần đây, một học giả người Mỹ cuối cùng đã giải đáp được bí ẩn ngàn năm này.
Truyền thuyết về chiếc đèn luôn cháy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng bắt nguồn từ "Sử ký". Theo "Sử ký", những ngọn đèn dầu trong cung điện dưới lòng đất của lăng mộ Tần Thủy Hoàng sử dụng từ mỡ của "người cá" chứ không phải nến sáp như thông thường, loại nhiên liệu thần bí này có thể giữ cho đèn cháy rất lâu, thậm chí đạt đến mức hàng nghìn năm. Tuy nhiên, "người cá" là sinh vật biển huyền thoại và vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh sự tồn tại thực sự của họ. Do đó, thành phần thực sự của nhiên liệu đèn luôn là tâm điểm tranh luận của các học giả.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ áp dụng vào việc nghiên cứu khảo cổ sâu sắc, các học giả đã nhiều lần phân tích và so sánh nhiên liệu đèn dầu, và cuối cùng xác định rằng loại dầu này không phải là thuốc mỡ của "người cá" như trong truyền thuyết, mà là mỡ được chiết xuất từ cá voi. Có ghi chép trong các sách cổ của Trung Quốc cho biết mỡ cá voi từng được dùng để thắp sáng vì chúng có độ bền vô cùng cao. Bên cạnh đó, đèn cũng được thiết kế một cách đặc biệt sao cho mỡ cá voi chảy ra lại rơi xuống bình chứa, từ đó có thể tái sử dụng bất tận. Tuy nhiên, cách giải thích này về sau bị phản bác khá nhiều vì muốn đèn cháy cả ngàn năm vẫn là điều phi lý.
Chiến binh đất nung được tìm thấy trong lăng Tần Thùy Hoàng.
Theo các ghi chép lịch sử, cung điện ngầm của Tần Thủy Hoàng được chôn sâu dưới lòng đất và đèn dầu được bố chí chiếu sáng mọi ngóc ngách. Tuy nhiên, khi cung điện dưới lòng đất được khai quật, những ngọn đèn dầu này vẫn sáng, như thể chúng chưa bao giờ bị dập tắt. Đối với hiện tượng này, các chuyên gia đã đưa ra nhiều suy đoán nhưng chưa thể đưa ra lời giải thích thuyết phục.
Cuối cùng, nhà khoa học người Mỹ tên Simon Affik cũng đã công bố một công trình nghiên cứu nhận được rất nhiều sự đồng tình của giới khảo cổ lẫn giới khoa học về việc ngọn đèn cháy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Theo đó Simon Affik cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nhiên liệu của đèn trong Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và phát hiện ra rằng bí mật được ẩn giấu trong thành phần của dầu mỡ và bấc. Họ tin rằng những ngọn đèn dầu trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng sẽ tự tắt sau khi hầm mộ bị đóng lại vì hết oxy. Và khi lăng mộ được phát hiện mà mở ra, do không khí vào lại trong môi trường kín, phốt pho trắng ở bấc đèn đã tự bốc cháy thắp sáng đèn.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Sau tất cả, không có ánh sáng vĩnh cửu nào như mọi người nhầm tưởng mà chỉ có ngọn đèn tự phát sáng do phốt pho trắng gặp oxy mà thôi. Những người vào sau không biết rằng ánh sáng đèn đã tắt từ lâu, và tự bùng cháy khi gặp oxy trước khi họ bước vào lăng mộ nên có ảo giác rằng ánh sáng đã cháy hàng ngàn năm. Thiết kế khéo léo này của người xưa khiến ngọn đèn dầu dường như không bao giờ tắt khi lăng mộ được khai quật, điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với các nhà khảo cổ học.
Sau những khám phá này, các học giả đã hiểu rõ hơn về hiện tượng bí ẩn ngọn đèn luôn cháy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Phát hiện quan trọng này không chỉ tiết lộ những kỹ năng tuyệt vời của những người thợ thủ công thời nhà Tần mà còn cung cấp những tài liệu tham khảo quý giá cho việc nghiên cứu công nghệ chiếu sáng cổ đại.
Tuy nhiên, mặc dù bí ẩn về những chiếc đèn luôn sáng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được giải đáp, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn khác đang chờ các học giả khám phá. Những bí ẩn chưa có lời giải này đã thể hiện trí tuệ của các nền văn minh cổ đại thời xưa.
- Tag
- tần thủy hoàng