Justine Yifu Lin, cựu phó chủ tịch cấp cao và nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới (WB), từng chia sẻ một quan điểm gây tranh cãi: “Ở Trung Quốc, người nghèo bận tiết kiệm tiền, còn người giàu bận đi vay”. Câu nói này đã dấy lên nhiều suy nghĩ và tranh luận, và đằng sau đó là một sự thật về cách tư duy tài chính khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội.
Để hiểu rõ hơn, hãy xem xét một bức tranh kinh tế đơn giản: xã hội được chia thành 80% người nghèo và 20% người giàu. Trong khi 80% người nghèo chỉ sở hữu 20% tài sản của thế giới, thì 20% người giàu lại nắm giữ đến 80% tài sản còn lại. Sự phân bổ tài sản bất bình đẳng này phần nào phản ánh sự khác biệt trong cách mà hai nhóm người tiếp cận vấn đề tài chính, đặc biệt là với nợ.
Người nghèo và nỗi sợ nợ nần
Lý do khiến người giàu càng vay càng giàu, người nghèo càng nợ càng nghèo (Ảnh minh hoạ)
Người nghèo thường có xu hướng ưu tiên tiết kiệm tiền trong ngân hàng. Họ lo sợ mất tiền, mất giá trị tài sản và luôn tìm cách phòng ngừa rủi ro. Với họ, vay mượn là một hành động nguy hiểm, có thể đẩy họ vào vòng xoáy nợ nần không lối thoát. Họ không dám chi tiêu thoải mái và thường có tâm lý e dè, sợ hãi mỗi khi nghĩ đến việc vay mượn.
Người giàu và sự khôn ngoan khi dùng "đòn bẩy" nợ
Trái ngược với người nghèo, người giàu lại không chỉ không gửi tiết kiệm mà còn chủ động vay mượn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Dù khoản nợ của họ tăng lên, nhưng thực tế họ sử dụng số tiền vay này để tạo ra thu nhập lớn hơn thông qua các mối quan hệ, nguồn lực và mô hình kinh doanh. Đối với họ, nợ không phải là gánh nặng mà là một "công cụ" sinh lợi, một "đòn bẩy" giúp gia tăng tài sản.
Một người chỉ có thu nhập từ lao động thông thường, khó có thể trở nên giàu có. Nhưng nếu biết sử dụng đòn bẩy tài chính, họ có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn nhiều so với số tiền đã vay. Đó chính là sự khác biệt giữa người nghèo và người giàu trong cách tiếp cận với nợ.
"Nợ lành mạnh" - Chìa khóa của sự giàu có?
(Ảnh minh hoạ)
Có ý kiến cho rằng, nợ có thể giúp bạn giàu có hơn, và nợ càng nhiều thì càng dễ thành công. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rõ về khái niệm "nợ lành mạnh". Quan điểm này phản ánh các quy luật vận hành của nền kinh tế và cũng chỉ ra sự khác biệt trong cách nghĩ của người giàu và người nghèo về các vấn đề tài chính.
Vậy tại sao người giàu lại vay nợ? Câu trả lời nằm ở ba vấn đề chính
- Có được sự tín nhiệm và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính: Việc người giàu có thể tiếp cận các khoản vay lớn là minh chứng cho thấy uy tín của họ trong mắt các ngân hàng rất cao. Trong một thị trường vốn cạnh tranh, việc một cá nhân hay doanh nghiệp có thể vay được những khoản tiền lớn càng khẳng định sức mạnh tài chính và sự hấp dẫn của họ đối với các nhà đầu tư, bởi họ đã chứng minh được sự đáng tin cậy và khả năng quản lý rủi ro hiệu quả.
- Nợ là "đòn bẩy" đầu tư: Vay nợ thực sự là một cách đầu tư sử dụng đòn bẩy. Ví dụ, một người có thể chỉ có đủ tiền để thực hiện một dự án nhỏ. Nhưng nếu vay thêm vốn, họ có thể thực hiện một dự án lớn hơn, có quy mô lớn hơn. Khi đó, việc vay vốn không chỉ giúp họ mở rộng mạng lưới quan hệ mà còn mang đến những cơ hội tiếp cận thông tin và các dự án kinh doanh tiềm năng, từ đó thúc đẩy sự phát triển không ngừng của công việc.
- Lạm phát có thể làm giảm gánh nặng nợ: Lạm phát làm xói mòn sức mua của đồng tiền, do đó giá trị thực của các khoản nợ có thể giảm đi. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, khoản nợ có thể mất giá trị tương ứng với mức độ lạm phát. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả khi doanh nghiệp phát triển, việc trả nợ gốc và lãi vẫn là một thách thức không hề nhỏ.
Cảnh giác với "nợ mù quáng"
(Ảnh minh hoạ)
Mặc dù "càng vay nợ càng giàu" có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng điều này không có nghĩa là ai vay nợ cũng sẽ giàu có. Chính sự hiểu nhầm về việc vay nợ đã khiến nhiều người mù quáng vay nợ, dẫn đến những rủi ro và vấn nạn, như cho vay trực tuyến không kiểm soát. Việc vay chỗ này để trả nợ cho chỗ khác, thì càng lún sâu vào nợ nần.
Theo khảo sát gần đây, 60% thanh niên dưới 35 tuổi ở Trung Quốc không có tiền tiết kiệm mà lại mắc nợ, từ vay thế chấp, mua xe, thẻ tín dụng đến các khoản vay trực tuyến. Điều này cho thấy rằng, nếu không có kiến thức tài chính đúng đắn và không biết cách sử dụng nợ một cách hiệu quả, thì vay nợ tất yếu dẫn đến hậu quả.
Biết tận dụng nợ một cách khôn ngoan, sử dụng nó như một công cụ để đầu tư hoặc kinh doanh, hoàn toàn có khả năng tạo ra lợi nhuận vượt trội so với số tiền đã vay, từ đó tích lũy của cải. Tuy nhiên, nếu khoản vay bị sử dụng vào mục đích tiêu dùng thay vì tái đầu tư, người vay có nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ nần, ngày càng khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tài chính. Vì vậy, hiểu rõ về tài chính, hiểu về cách sử dụng nợ một cách thông minh là chìa khóa để đạt được sự thịnh vượng.