TIN TỨC » Kiến thức

Tại sao người giàu lại hay 'giả vờ' nghèo? Hóa ra là có lý do riêng, chỉ có ai thông minh mới nghĩ ra

Thứ tư, 30/08/2023 12:18

Người càng giàu họ càng trân quý giá trị của đồng tiền, vì thế, đôi khi giả nghèo là cách họ tự bảo vệ mình trước những kẻ ỷ lại xung quanh.

Người giàu giả vờ nghèo

Tiền bạc không phải là món quà từ trên trời rơi xuống, cuộc sống khấm khá không có nghĩa là bạn thoải mái giúp đỡ người khác. Không phải tự nhiên mà người xưa thường nói: “Người sợ nổi tiếng, heo sợ mập”. Giữ im lặng đôi khi là cách họ tự bảo vệ mình.

Vì thế, người giàu giả vờ nghèo được đánh giá là típ người thông minh, biết nhìn xa trông rộng.

Nếu xung quanh bạn có những người luôn vay tiền không muốn trả, đối với người như vậy, giả vờ nghèo và cắt đứt ý nghĩ của vay tiền sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Vì những người quen vay tiền luôn có tâm lý ỷ lại vào người khác. Mỗi khi gặp khó khăn, họ la ị như muốn mượn tiền, nhưng việc trả nợ lại rất lần lữa.

Trong một mối quan hệ, nếu có một bên luôn nhận một cách mù quáng, không biết cho đi và biết ơn, thì việc tiếp tục mối quan hệ kiểu đó cũng chẳng ích gì.

Người giàu có, đối mặt với người thích vay tiền, họ sẽ chọn giả vờ nghèo, để cho đối phương từ bỏ ý định vay tiền. Từ từ xa lánh, sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên đơn giản hơn.

Ngoài ra, người giàu có dễ nhận biết qua lời nói và trí tuệ:

Nói đúng

Điều này tương tự như câu nói: Nhìn thấu điều gì, cũng không cần nói ra, chừa cho họ một con đường lùi, chừa cho mình chút khẩu đức.

Người thông minh thường nhìn thấu mọi chuyện, nhưng người có trí tuệ mới đủ bao dung để không nói ra những lời tàn nhẫn tổn hại người. Người trí tuệ là người biết giữ thể diện cho người. Khi có trí tuệ, họ mới có thể nhìn thấy sự bất lực và buồn bã phía sau câu chuyện, để mà thông cảm, bao dung và sẻ chia.

Nghĩ trước khi nói

Nhưng nếu như bạn là một người ngay thẳng và thật thà, trước khi nói điều gì, hãy dừng lại một chút và suy nghĩ xem lời nói của bạn sẽ có tác động như thế nào đối với người khác.

Những người biết cách ăn nói sẽ mang đến cho người khác cảm giác thoải mái, gần gũi và đáng tin cậy. Ngược lại, những người thiếu kiềm chế, gặp gì cũng nói, có ngày họa từ miệng mà ra.

Cư xử khéo léo, chính là cách kéo gần khoảng cách giữa người với người. Câu nói đẹp sẽ đi vào lòng người, câu nói xấu sẽ hủy hoại một người. Thế nên cách nói chuyện và thái độ của bạn có thể quyết định thái độ của người nghe với bạn. Vì vậy, người thông minh luôn biết đối mặt với chính mình, tự hoàn thiện mình, và thay đổi cách ứng xử của chính mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tường San (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới