TIN TỨC » Kiến thức

Tại sao người giấy đốt cho người đã khuất lại không có mắt? Làm sai hậu quả khôn lường

Thứ năm, 22/02/2024 14:58

Từ xa xưa, trong văn hóa tang lễ Trung Quốc đã có tục làm người giấy để "gửi" cho người đã khuất, nhưng ít ai để ý rằng những người giấy này thường không có mắt. Tại sao lại như vậy?

Lý do người giấy không có mắt

"Mắt" không chỉ là bộ phận nhìn thấy mà còn phải có "linh hồn" để trở thành đôi mắt đầy sinh khí. Trong văn hóa tang lễ Trung Quốc từ xa xưa, người giấy thường không có mắt, điều này là vì sao?

Có thể tưởng tượng, nếu bạn vẽ mắt cho người giấy, có thể khiến mọi người cảm thấy sợ hãi khi nhìn vào. Vì lý do này, việc người giấy không có "mắt" đã trở thành một quy tắc được lưu truyền. Mặc dù ít người tìm hiểu lý do đằng sau, nhưng không ai dám phá vỡ quy tắc này. Đồng thời, các nghệ nhân làm người giấy tin rằng nếu họ vẽ mắt cho người giấy sẽ mang lại xui xẻo cho bản thân.

Ngoài ra, có nhiều truyền thuyết dân gian về lý do tại sao người giấy không được có mắt. Một trong những giải thích phổ biến là nếu người giấy có mắt, chúng sẽ lưu luyến thế gian và "hồn" của chúng sẽ mãi mãi ở lại trần gian. Điều này không chỉ làm mất công mà còn khiến người đã khuất tức giận.

Văn hóa tang lễ của người xưa mong muốn tổ tiên sẽ che chở cho con cháu ở kiếp sau. Nếu người giấy có mắt sẽ khiến tổ tiên không hài lòng.

Ngoài ra, người ta tin rằng người giấy có linh hồn, và việc thêm mắt cho chúng sẽ làm tăng "linh khí", biến chúng thành thực thể có hồn có thể khó quản lý, có thể không theo người đã khuất đến thế giới bên kia mà ở lại trần gian gây hại cho người sống.

Kết luận, việc vẽ mắt cho ngườ giấy được cho là sẽ mang lại điều không may cho người sống, dựa trên quan điểm dân gian chứ không có cơ sở khoa học. Hiện nay, mặc dù khoa học đã tiến bộ và quan điểm về tang lễ có nhiều thay đổi, phong tục sử dụng người giấy không mắt vẫn được duy trì ở nhiều vùng nông thôn Trung Quốc, như một cách để bày tỏ lòng tiếc thương và nhớ nhung đối với người đã khuất. Điều này không chỉ cho thấy sự gắn bó mạnh mẽ với truyền thống mà còn là biểu hiện của tình cảm và quan niệm sâu sắc về sự sống và cái chết của con người.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới