Lý do đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Theo nghiên cứu ở phương Tây, đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trái phổ biến trước khi y học phát triển, người Anh quan niệm rằng, tĩnh mạch từ ngón tay thứ tư trên bàn tay trái chảy trực tiếp về trái tim. Do đó người ta tin rằng có sự kết nối giữa bàn tay trái và tim được gọi là “Vena Amoris”, trong tiếng Latin có nghĩa là Tĩnh mạch của tình yêu.
Dựa trên tên gọi đó, các “bậc thầy” trong nghi thức hôn nhân viết một điều khá lãng mạn: “Nó sẽ thật sự có ý nghĩa nếu chiếc nhẫn được đeo trên ngón tay đặc biệt này. Đối với các cặp vợ chồng, như là tuyên bố tình yêu vĩnh cữu của họ dành cho nhau”.
Nhẫn cưới được đeo ở ngón tay áp út như tuyên bố tình yêu vĩnh cửu mà họ dành cho nhau.
Trong khi người Trung Hoa cổ quan niệm rằng, 5 ngón tay lần lượt tượng trưng cho: Ngón cái là cha mẹ, ngón trỏ là bạn bè anh em, ngón giữa là chính bản thân mình, ngón áp út là người mình yêu, ngón út là con cái. Đó chính là lý do tại sao người ta lại thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.
Một số quan niệm thú vị khác
Số đông con người đều thuận tay phải, nên nếu đeo nhẫn cưới ở tay trái sẽ giúp ta hoạt động thoải mái hơn và chiếc nhẫn cũng được bảo quản tốt hơn khi hạn chế được va chạm, trầy xước.
Theo thống kê của tạp chí The Wedding Details thì có rất nhiều quốc gia không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái như: Na Uy, Nga, Hy Lạp, Ukraine, Bungari, Phần Lan, Áo, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Họ đeo nhẫn cưới ở tay phải thay vì tay trái.
Theo truyền thống của người Do Thái thì nhẫn cưới sẽ đeo ở ngón trỏ thay vì ngón áp út bàn tay trái.
Kết luận
Nhưng trước nay không hề có bất kì luật lệ nào qui định rằng bắt buộc phải đeo nhẫn cưới trên ngón áp út bàn tay trái, việc đeo nhẫn hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân.
Bạn có thể đeo ở bất cứ ngón tay nào mà bạn cảm thấy thích hoặc để cho bạn dễ dàng làm việc. Bởi vì trên hết là tình yêu chân thành mà bạn và người yêu dành cho nhau. Đó mới là thứ bền vững và đáng trân trọng nhất.