Tử Cấm Thành được xây dựng năm nào?
Tử Cấm Thành hay còn có tên gọi khác là Cố Cung, là nơi ở của của 24 triều đại vua từ nhà Minh đến nhà Thanh. Được xây dựng vào đời thứ 4 của vua Vĩnh Lạc và được hoàn thành sau 14 năm xây dựng (năm 1920). Đây là cung điện được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc và là cung điện lâu đời nhất trên thế giới.
Với diện tích rộng lớn là 720.000 m2, Tử Cấm Thành là nơi cư trú của Hoàng đế và hậu cung, bao gồm tới 800 cung điện và 999.999 phòng ngủ, được bao bọc xung quanh là các khu vườn, các đền đài mang kiến trúc sang trọng.
Tử Cấm Thành được xây dựng vào đời thứ 4 của vua Vĩnh Lạc và được hoàn thành sau 14 năm xây dựng (năm 1920).
Tử Cấm Thành được bao bọc bởi bức tường thành kiên cố, hình chữ nhật, dài 961m và rộng 753m. Tường thành cao 10m, vững chắc, cùng hào sâu bao quanh tạo nên khu vực cấm địa. Ở bốn góc thành là bốn tháp canh với kiến trúc phức tạp và bốn cổng chính để ra vào gồm: Thần Vũ môn, Đông Hoa môn, Tây Hoa môn, và Ngọ môn.
Kiến trúc bên trong được chia là 2 phần là "ngoại triều" với trung tâm là 3 đại điện là nơi tổ chức các nghi lễ của triều đình và "nội đình" với trung tâm là tam cung (3 cung gồm Càn Thanh, Giao Thái và Khôn Ninh, là nơi ở của nhà vua và hoàng hậu); phía sau là Ngự hoa viên.
Những vật liệu được sử dụng xây Tử Cấm Thành đều là những vật liệu xa hoa rất thời điểm đó: gỗ quý Phương Nam, đá quý Phòng Sơn, men ngọc An Huy, gạch Tô Châu... Các tòa nhà, phòng, viện đều được xây dựng bằng gỗ với mái gói tráng men màu vàng, chân đế xây bằng đá xanh trắng được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc lộng lẫy. Những mái gói hầu hết được tráng men vàng, thể hiện cho quyền lực của các bậc quân vương của triều đình. Có thể thấy Tử Cấm Thành được xây dựng để chứng minh cho lối sống xa hoa, nơi những vị Hoàng đế sinh sống trong những triều đại phong kiến Trung Hoa xưa.
Tử Cấm Thành là nơi những vị Hoàng đế sinh sống trong những triều đại phong kiến của Trung Hoa xưa.
Vì sao nơi ở của Hoàng đế Trung Hoa xưa có tên gọi Tử Cấm Thành
Theo các chuyên gia, các vị Hoàng đế Trung Hoa xưa luôn tự xưng là thiên tử, tức là con trời. Điều này ám chỉ quyền lực tối cao và quyền sống còn nằm trong tay các vị hoàng đế, có khả năng thay đổi vận mệnh như long trời đổi cảnh.
Các Hoàng đế xưa tin rằng, cung điện của họ chí tôn là bản sao của thiên cung, nơi Ngọc hoàng và các vị thần sống. Bắt nguồn từ tín ngưỡng này, cung điện của Hoàng đế trở thành một nơi linh thiêng, không phổ biến cho người dân thông thường đặt chân đến. Từ đó, Tử Cấm Thành ra đời.
Bắt nguồn từ vị thế của vua là con trời, nơi cư trú của bậc đế vương được gọi là "Tử". Ngoài ra, theo một số quan điểm cho rằng cung điện mà Hoàng đế ở được gọi là cung Tử Vi, hay Tử Viên... “Tử” bắt nguồn từ sao Tử Vi, người xưa coi là nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng, do đó được chọn làm nơi ở của Hoàng đế. Nơi hoàng đế ở là nơi mà người bình thường không thể vào nếu không được phép nên là khu vực cấm. Vì thế nơi hoàng đế ở còn được gọi là Tử Cấm Thành.
Tên Tử Cấm Thành chính thức được gọi sau khi không còn chế độ do các Hoàng đế phong kiến cai trị.
Thực sự, suốt hàng trăm năm lịch sử, Tử Cấm Thành là nơi ở của các vị vua thời nhà Minh và Thanh cùng với hậu cung, bao gồm phi tử và con cháu hoàng gia. Quan lại đại thần cũng bị hạn chế tới nhiều nơi khi vào Tử Cấm Thành, chỉ được phép vào một số địa điểm nhất định trong khu vực này.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng vào thời nhà Minh và nhà Thanh, người ta còn gọi Tử Cấm Thành là Đại Nội hoặc "Cung thành". Tên Tử Cấm Thành chính thức được gọi sau khi không còn chế độ do các Hoàng đế phong kiến cai trị.
Sau khi nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh tiếp tục cai trị và biến Bắc Kinh thành kinh đô của họ. Các Hoàng đế nhà Thanh sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh thêm 268 năm nữa. Năm 1911, cách mạng 1911 bùng nổ, nhà Thanh sụp đổ. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, Hoàng đế Phổ Nghi người đã tuyên bố thoái vị, tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành hơn mười năm.
Vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa phong kiến là Phổ Nghi (Ảnh minh họa)
Năm 1924, Phùng Ngọc Tường phát động một cuộc đảo chính ở Bắc Kinh, và sau đó vị Hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi, người đã thoái vị, bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành.
Sau khi Phổ Nghi bị đuổi đi, Tử Cấm Thành đã trở thành tài sản quốc gia. Ngày 10/10/1925, Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh chính thức được thành lập, từ đó cái tên Tử Cấm Thành ra đời.
Sở dĩ gọi là Tử Cấm Thành là vì ngày xưa cung điện này là nơi ở của hoàng đế. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, Trung Quốc không còn Hoàng đế nữa. Vì vậy, cung điện của Hoàng đế đã trở thành dĩ vãng, nên nó được gọi là Tử Cấm Thành.