TIN TỨC » Kiến thức

Tại sao phải cởi hết quần áo trên thi thể khi đưa vào nhà xác? Nhân viên làm việc 30 năm trong nhà xác bệnh viện tiết lộ

Thứ bảy, 15/04/2023 22:00

Thường khi bệnh nhân qua đời tại bệnh viện sẽ được người thân đưa về nhà tổ chức mai táng. Tuy nhiên, có một số lại phải đưa vào trong nhà xác để bảo quản.

Khi xem trên phim ảnh, nhiều cảnh quay nhà xác để thi thể trong trạng thái cởi hết quần áo. Điều này khiến không ít người thắc mắc tại sao phải cởi hết quần áo trên thi thể dù là nam hay nữ khi đưa vào nhà xác?

Trong những trường hợp bình thường, sau khi bệnh nhân qua đời tại bệnh viện, thường có hai cách sắp xếp: Một là người nhà liên hệ trước với nhân viên nhà tang lễ và đưa thi thể bệnh nhân đến nhà tang để bảo quản và sau đó tổ chức tang lễ; Hai là đưa bệnh nhân đến nhà xác để bảo quản, nếu người nhà muốn đưa thi thể đi thì phải thanh toán toàn bộ chi phí chữa bệnh và bệnh viện sẽ cấp giấy chứng tử.

Vậy việc “người chết phải cởi hết quần áo trước khi đưa vào để nhà xác” có đúng không? Nhân viên làm việc lâu năm tại nhà xác của bệnh viện đã tiết lộ:

Trường hợp bệnh nhân qua đời trong bệnh viện, vì ra đi rất nhanh nên không kịp báo cho người thân đến nhận thi thể và làm thủ tục. Sau khi cấp cứu bệnh nhân thất bại và được tuyên bố là đã tử vong, các nhân viên y tế của bệnh viện sẽ đưa thi thể bệnh nhân về nhà xác để bảo quản tử thi.

Bất luận là thi thể nam hay nữ, chỉ cần là cái chết bình thường, không cần cởi quần áo khi đưa vào nhà xác. Trong nhà xác cũng không có yêu cầu nghiêm ngặt rằng thi thể phải được cởi quần áo. Những thi thể để trần khi đưa vào nhà xác chỉ có 1 lý do là trường hợp chết bất thường. Ngoài ra, ai cố tình lột trần thi thể nếu để gia đình người quá cố nhìn thấy tình huống này, họ có thể kiện vì xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo luật.

Trước hết hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa cái chết bình thường và cái chết bất thường?

Nói thẳng ra, cái chết bình thường có nghĩa là cái chết tự nhiên của tuổi già, bệnh tật. Khi con người ngày càng già đi, các chức năng và cơ quan trong cơ thể sẽ dần suy yếu, có thể chết một cách tự nhiên, tình trạng này được gọi là chết bình thường.

Cái chết bất thường, trong khoa học pháp y, là cái chết do tác động bên ngoài, bao gồm các thảm họa tự nhiên như hỏa hoạn và chết đuối; hoặc cái chết do tai nạn nhân tạo như tai nạn lao động, tai nạn y tế, tai nạn giao thông, tự tử, giết người, và chấn thương.

Những trường hợp chết bất thường trong cuộc sống phổ biến nhất là chết do tai nạn giao thông và giết người hoặc trong các vụ tai nạn do thiên tai. Tình huống đặc biệt này khác với cái chết tự nhiên, bởi vì nguyên nhân cái chết không rõ ràng, nên bác sĩ pháp y thường được thông báo để tiến hành khám nghiệm tử thi sau khi người đó qua đời. Ví dụ, một số tử thi do cơ quan công an đưa vào bệnh viện có thể liên quan đến một số vụ án nên bác sĩ pháp y cần tiến hành mổ xẻ tử thi, xem xét nguyên nhân tử vong, sau khi xác định được nguyên nhân tử vong thì có thể xếp vào trường hợp tử vong bình thường lại.

Vậy tại sao phải cởi hết quần áo khi vào nhà xác?

Người phụ trách nhà xác cho biết rằng những xác chết trong phim hay ngoài đời nếu để trần khi đưa vào nhà xác tất cả đều là những người chết bất thường:

1. Người chết chết bất thường cần cởi bỏ quần áo để tiện cho bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi

Đối với một số vụ án hình sự hoặc người nhà tự nguyện yêu cầu khám nghiệm tử thi, để tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ pháp y tiến hành khám nghiệm tử thi, quần áo thi thể thường được cởi bỏ trước. Nếu thi thể mặc quần áo đưa vào nhà xác, thứ nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến công việc của bác sĩ pháp y, thứ hai, nếu quần áo mang theo một số vi khuẩn hoặc các chất khác, nó có thể ảnh hưởng đến phán quyết khám nghiệm tử thi cuối cùng của bác sĩ pháp y.

Những thi thể để trần khi đưa vào nhà xác chỉ có 1 lý do là trường hợp chết bất thường (Ảnh minh họa)

2. Nếu người nhà yêu cầu cất giữ thi thể và cần cởi bỏ quần áo thì để thuận tiện cho nhân viên phục vụ tại nhà xác

Trường hợp bệnh viện không liên lạc được với người nhà bệnh nhân hoặc gia đình người chết chưa thu xếp được việc đưa thi thể về mai táng thì bệnh viện sẽ chuyển hài cốt vào nhà xác để bảo quản. Thông thường nhà xác sẽ lưu thi thể trong 3 ngày. Trong thời gian này, nếu người nhà yêu cầu tắm rửa sạch sẽ, nhân viên nhà xác cũng sẽ cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người người quá cố.

Ví dụ, người bị tai nạn giao thông không thể cứu được, trên quần áo bình thường của họ nhất định sẽ dính rất nhiều máu và một ít bụi, lúc này nhân viên nhà xác sẽ cởi bỏ quần áo trước. Việc này để tránh vi khuẩn, nấm, bụi bám trên quần áo xâm nhập vào cơ thể người chết.

Đồng thời, do cơ thể trong quá trình di chuyển, vận động sẽ chảy ra dịch hoặc máu, để tiện cho việc vệ sinh, nhân viên cũng sẽ cởi quần áo, lau và xử lý đơn giản. Chẳng hạn như nếu có vết thương trên cơ thể, sẽ được khâu cẩn thận, để không làm cho người nhà đau buồn hoặc chảy dịch, máu.

Phần kết

Ngành nào cũng có quy định riêng. Còn việc “cởi quần áo thi thể” mà trên mạng và trên phim nói đến chỉ dành cho những bệnh nhân chết bất thường, những bệnh nhân chết bình thường sẽ không được “xử lý” đặc biệt như vậy nên người nhà không cần quá lo lắng.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới