TIN TỨC » Kiến thức

Tại sao thời cổ đại không ai dám làm giả thánh chỉ? Chuyên gia cho hay: Hãy xem chữ đầu tiên trên thánh chỉ thì sẽ biết

Thứ hai, 25/01/2021 11:18

Thánh chỉ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đó chính là đại diện cho việc truyền đạt mệnh lệnh của hoàng đế thời cổ đại. Trong lòng của mọi người dân, hoàng quyền chính là sự tối cao, thánh chỉ vì thế cũng trở thành một thứ thần thánh không thể xâm phạm.

Trong những bộ phim cổ trang mà chúng ta thường xem, khi mọi người nghe thấy câu nói “Thánh chỉ tới!” thì tất cả mọi người ở đó đều ngay lập tức quỳ xuống lắng nghe mệnh lệnh tiếp chỉ. Vì mệnh lệnh của thánh chỉ chính là mệnh lệnh của vua, đều không thể kháng chỉ, thế nên cũng khiến nhiều kẻ nổi lên lòng phản tặc, muốn giả truyền thánh chỉ.

Nếu như giả truyền thánh chỉ một lần thì sẽ có thể sẽ xảy ra sự thay đổi to lớn, ví dụ như hãm hại trọng thần nhốt vào đại lao chịu nhục hình, thay đổi thuế vụ quốc gia,… có thể thay đổi vận mệnh của một con người thậm chí là cả một thời đại, nhưng đây chỉ là việc giả truyền thánh chỉ, huống hồ là việc làm giả thánh chỉ?

Khi chúng ta xem phim hoặc nghe các câu chuyện lịch sử thì mới chỉ thấy giả truyền thánh chỉ, chứ chưa bao giờ nghe nói có người làm giả thánh chỉ. Vậy tại sao thời xưa không có ai dám làm giả thánh chỉ? Giả truyền thánh chỉ đã là cực kỳ mạo hiểm, còn làm giả thánh chỉ là việc nguy hiểm hơn thế nên các quan viên đại thần thời cổ đại không bao giờ dám.

Thời cổ đại việc giả truyền thánh chỉ được xem là khi quân phạm thường, là một tội nặng trong thời đó có thể dẫn đến tru di cửu tộc.

Cùng với việc không dám làm giả thánh chỉ, cũng là vì vốn dĩ thánh chỉ cũng rất khó để có thể làm giả được. Ban đầu khi hoàng thất thiết kế ra thánh chỉ thì sẽ cân nhắc tới sự an toàn vào tính bảo mật của nó, để tránh có kẻ giở trò. Thế nên họ đã ngầm giấu rất nhiều cấu tạo bí mật bên trong thánh chỉ mà ta nghĩ là đơn giản ấy, thậm chí ngay cả chữ đầu tiên trên đó mà họ cũng không bỏ qua. Thánh chỉ bảo mật và tinh vi như thế thì sao có ai có thể làm giả được.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người sẽ ngạc nhiên, thánh chỉ mà cũng chứa đựng nhiều điểm thần kỳ đến vậy sao? Trước kia còn nghĩ đơn giản rằng thánh chỉ là do hoàng gia dùng, thế nên sẽ dùng một tấm vải gấm màu vàng thêu 2 con rồng là được rồi, điều này hoàn toàn sai lầm. Thánh chỉ không phải chỉ có màu vàng, nó được tạo ra bằng nhiều sợi tơ màu với những màu sắc khác nhau, nhiều nhất có thể lên đến 6 loại màu sắc của các sợi tơ lụa. Độ dài của thánh chỉ cũng rất dài, dài khoảng 5 mét, thế nên khi truyền thánh chỉ thì cũng không phải chỉ có một người truyền đạt mà là cần 2 - 3 người cùng nhau hoàn thành công việc này.

Có rất nhiều người tham gia vào trong quá trình làm ra thánh chỉ, vì thế sẽ có một danh sách, mỗi một người hoàn thành một công đoạn xong thì đều cần họ ký tên kiểm duyệt. Nếu như trong quá trình này mà xảy ra sai sót gì, không chỉ có một người chịu phạt mà sẽ liên lụy tới tất cả mọi người trong danh sách, xử phạt cũng sẽ chỉ có một con đường chết, thế nên tất cả những người tham gia vào quá trình này đều cực kỳ tỉ mỉ và bảo mật rất cao.

Có chuyên gia cho biết: Bạn chỉ cần nhìn chữ đầu tiên của thánh chỉ thì biết, sao có thể làm giả được? Hóa ra trên thánh chỉ còn có một chi tiết nhỏ cực kỳ đặc biệt, đó chính là chữ đầu tiên trên thánh chỉ - Chữ “phụng”. Cấu tạo của chữ “phụng” này rất đặc biệt, nó được thêu dựa theo vị trí của mây cát tường, cách thêu cũng rất đặc biệt, rất ít người có thể lĩnh hội được sự ảo diệu bên trong đó.

Thế nên chữ “phụng” cũng là cách đơn giản nhất để phân biệt thánh chỉ thật hay giả. Rồng và mây cát tường trên thánh chỉ cũng được thông qua quá trình chế tác nghiêm ngặt và tỉ mỉ, không nói tới việc kỹ thuật tinh tế bao nhiêu, chỉ nói tới sự móc nối liền mạch của nó thôi chính là điều mà người khác không thể lãnh hội được.

Công đoạn cuối cùng trên thánh chỉ đó chính là ngọc tỉ, đó là vật thuộc sở hữu của hoàng gia, quá trình chế tạo cũng cực kỳ tinh vi, rất khó có thể làm giả được. Nếu như có người thực sự làm giả ngọc tỉ, vậy thì sẽ rất dễ bị phát hiện và làm giả ngọc tỉ cũng đồng nghĩa với kết cục chết chóc, nặng thì còn bị tru di cửu tộc.

Thế nên cũng chẳng có ai dám làm giả ngọc tỉ chứ đừng có nói là làm giả thánh chỉ. Trong mỗi một triều đại, các hoàng đế đều vô cùng chú trọng việc làm ra thánh chỉ, tiêu tốn không ít thời gian và công sức. Nếu thực sự có người dám làm giả thánh chỉ, vậy thì cho dù người đó có tốn bao nhiêu sức lực thì chỉ cần dựa vào chữ “phụng” là có thể giám định ra ngay. Thế nên chẳng ai có thể dễ dàng làm được chuyện này.

Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới