1. Biết ranh giới của các mối quan hệ
Trong cuộc sống, mọi thứ đều có ranh giới, và mối quan hệ giữa con người cũng vậy. Có những người luôn muốn "giúp đỡ" người khác, nhưng lại không biết đâu là giới hạn. Họ xen vào việc riêng của người khác, bất chấp sự phản đối, thậm chí còn cho rằng mình đang nhiệt tình, chỉ là đối phương không hiểu. Tuy nhiên, sự nhiệt tình thái quá ấy lại vô tình gây phiền hà cho người khác, là biểu hiện rõ ràng của việc vượt giới hạn trong quan hệ.
Nhiều người rất ngại nợ ân tình của người khác, không dám vượt qua giới hạn mối quan hệ (Ảnh minh hoạ)
Ngược lại, những người biết tôn trọng ranh giới thường sống độc lập và tự chủ. Họ có nguyên tắc riêng, không dựa dẫm vào người khác và đối xử với mọi người một cách bình đẳng. Họ hiểu rằng mỗi người đều có cuộc sống riêng, và không dễ dàng xen vào cuộc sống của người khác.
2. Tâm hồn nhạy cảm, không muốn phiền hà người khác
Sự nhạy cảm thường bị hiểu nhầm là yếu đuối, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, từ góc độ tâm lý học, người nhạy cảm lại là những người có khả năng quan sát tinh tế, thấu hiểu cảm xúc và nhu cầu của người khác. Họ có thể nhận ra những thay đổi nhỏ nhất trong tâm trạng, biểu cảm và hành vi của người khác, điều mà nhiều người không để ý.
Ngại nợ ân tình của người khác thường là những người nhạy cảm và có phần tự ti (Ảnh minh hoạ)
Những người không muốn nợ ân tình người khác thường là những người nhạy cảm và có phần tự ti. Họ suy nghĩ rất nhiều và sợ bị người khác đánh giá thấp nếu nhận được sự giúp đỡ. Do đó, họ thường cố gắng tự lập, không thích cầu xin và duy trì mối quan hệ một cách thận trọng, không muốn tạo gánh nặng cho người khác.
3. Cuộc sống tự giác, có kế hoạch rõ ràng
"Nợ tiền dễ trả, nợ ân tình khó trả". Trong xã hội hiện đại, ân tình càng trở nên khó đo lường, bởi nó không có đơn vị, không có con số cụ thể. Một khi hai người xảy ra bất đồng, ân tình sẽ trở thành gánh nặng, là sợi dây vô hình ràng buộc, khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng.
Nhiều người không muốn nợ ân tình là bởi họ sống tự lập, có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống của mình (Ảnh minh hoạ)
Khi nhận được ân tình của người khác, chúng ta sẽ cảm thấy mình nợ một món nợ vô hình, khiến ta cảm thấy bất an, không thoải mái. Nếu không thể đáp lại ân tình ấy, sự áy náy và khó chịu sẽ luôn đeo bám.
Nhiều người không muốn nợ ân tình là bởi họ sống tự lập, có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống của mình. Họ cẩn trọng trong mọi việc, quen giải quyết vấn đề một cách độc lập, và không thích phiền hà người khác. Do đó, họ không muốn chiếm lợi từ người khác, và cũng không thích nợ ân tình, bởi họ hiểu rằng ân tình là một gánh nặng khó trả, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ.