TIN TỨC » Kiến thức

Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp nên cúng gì?

Thứ bảy, 03/02/2018 08:57

Theo phong tục, Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) là ngày Tết quan trọng trong năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm mâm cúng, cách cúng thế nào cho đúng.

Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh về cách sắm lễ vật và chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo.

Lễ vật cúng Táo Quân chuẩn nhất cần có:

+ Mũ ông Công 3 chiếc, trong đó 2 mũ dành cho các ông Táo (có hai cánh chuồn) và mũ dành cho Táo bà (không có cánh chuồn).

+ Một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy

+ 3 con cá chép sống để các ông và bà Táo có phương tiện về chầu trời.

Ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ “phóng sinh” (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Mâm cúng ông Công ông Táo phổ biến nhất của người Việt (Ảnh: Internet).

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo phổ biến nhất gồm:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- 5 lạng thịt vai luộc

- 1 bát canh mọc

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- 1 quả bưởi

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa đào nhỏ

- 1 lọ hoa cúc

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

- 1 đĩa xào thập cẩm

- 1 đĩa giò

- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

- 1 đĩa xôi gấc

- 1 đĩa chè kho.

Ngoài ra, các bà nội trợ có thể thay thế thịt bằng gà luộc, xôi vò, bánh chưng, nem rán.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mỗi gia đình có sự chuẩn bị về mâm cỗ cúng ông Công ông Táo khác nhau.

Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh cũng lưu ý, đối với các gia đình lựa chọn lễ vật cúng ông Công ông Táo. Khi mua mũ áo cần lưu ý màu sắc hay hia của ông Công thay đổi theo ngũ hành (Tức Kim – Mộc – Thủy – Hỏa- Thổ). Năm 2017 (Năm Đinh Dậu) hành hỏa thì nên chọn mũ áo màu đỏ.

>> Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết ông Công ông Táo

Theo Nguoiduatin.vn
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới