TIN TỨC » Kiến thức

Tết Thanh Minh và những điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm

Chủ nhật, 04/04/2021 09:09

Tết Thanh Minh là một ngày Lễ vô cùng quan trọng và có rất nhiều điều kiêng kỵ trong ngày này mà mọi người cần phải cẩn trọng.

Tết Thanh Minh, còn gọi là Tiết Thanh Minh, là ngày Lễ nhằm thể hiện bổn phận báo hiếu của con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên và những người thân đã khuất. Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại, là một trong 24 tiết khí hằng năm, tính theo lịch Dương bắt đầu từ ngày 4 – 5/4 cho đến 20 – 21/4.

Từ “Thanh” có nghĩa là “trong”, còn từ “Minh” có nghĩa là “sáng”, nên Tết Thanh Minh có nghĩa là khoảng thời gian mà khí trời trong sáng, quang đãng và thanh khiết nhất. Vào dip này, người dân thường tổ chức lễ tảo mộ du Xuân và giỗ tổ để mọi người có dịp báo hiếu, đền đáp phần nào ơn sinh thành và tạo dựng của tổ tiên.

Tết Thanh Minh, không nhất thiết là phải chú trọng tới mâm cao cỗ đầy. Càng không nên cúng nhiều tiền vàng hay đốt nhiều giấy mã, điều này không những gây lãng phí, làm ô nhiễm môi trường mà còn không có ý nghĩa gì về mặt tâm linh. Trong Tết Thanh Minh có nhiều điều kiêng kỵ phải tránh bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng để không đắc tội với bề trên khiến gia đình lục đục, tài lộc tiêu tán.

Không nên chụp ảnh nơi mộ địa

Mọi người tảo mộ mục đích cũng chính là vì tế tự tổ tông, chứ không phải là chuyện vui đùa. Trên đầu ba thước có thần linh, lúc mọi người tảo mộ, tốt nhất chính là lòng mang kính ý, chuyên tâm cẩn thận. Tại nơi mộ địa tuyệt đối không nên chụp ảnh chung, hay tùy ý chụp ảnh. Nếu không sẽ dễ rước khí xấu và làm mất sự cân bằng âm dương, thậm chí có thể làm hỏng vận thế của chính bản thân.

Người ngoài gia đình không nên đi tảo mộ

Tết Thanh Minh, người ngoài gia đình đi tham dự tảo mộ sẽ là việc kiêng kỵ, dễ dàng thu nhận phiền toái đến không cần thiết. Dù sao không phải là người một nhà, số mệnh gia trì mỗi người cũng sẽ khác nhau, có thể sẽ tạo thành khí tràng hỗn loạn và dễ dẫn đến xui xẻo.

Kỵ cười đùa và mắng chửi

Khi đi tảo mộ, nhiều người thường dẫn theo trẻ nhỏ bắt đầu ăn uống hay nói cười tại mộ phần, có người lại vì trẻ con làm phiền nhiễu mà lớn tiếng quát mắng. Những điều này là cực kỳ kiêng kị khi tảo mộ bởi vì nó thể hiện sự bất kính với những người đã khuất.

Không nên để tóc che mất trán

Theo người cổ đại xưa, vầng trán tượng trưng cho “đèn trời”, vì vậy đây là đặc điểm luôn phải được phơi ra ngoài, không được che chắn. Nước da trên gương mặt phản ánh vận khí của người đó. Cho nên, trong dịp Tết Thanh Minh, mọi người cần làm nhiều thứ để xua đuổi tà khí, việc dùng tóc che trán sẽ khiến “đèn trời” không được tỏa sáng, rất dễ kích động tà khí, khiến cuộc sống không thuận lợi suôn sẻ.

Kiêng kỵ mua giày dép

Một lưu ý nữa là cũng nên tránh mua giày dép trong ngày Thanh Minh. Trong tiếng Hán, "giày" có cách đọc đồng âm "tà", mua giày cũng đồng nghĩa là rước "tà" vào thân.

Không dừng chân quá lâu nơi vắng vẻ Có những gia đình mộ phần tổ tiên được đặt ở xa nơi ở, phải đi qua nhiều khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tốt nhất nên đi theo lộ trình đã định, chọn những con đường mà mọi người hay đi, tránh dừng chân lâu ở nơi hoang vắng để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi cùng. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy thường dễ nhiễm tà khí, nếu thực sự cần thiết thì nên đi cùng nhiều người.

-Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo-

Hoàng Khuông (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)