TIN TỨC » Kiến thức

Tết Trùng Cửu ăn món gì?

Thứ sáu, 11/10/2024 16:53

Nếu Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch thì Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày 9/9 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ giành cho người cao tuổi. Vậy trong ngày Tết Trùng Cửu, nên ăn món gì?

Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Ngày nay, người dân Trung Quốc đã gửi gắm một ý nghĩa mới cho ngày tết Trùng Cửu. Năm 1989, Trung Quốc xem tết Trùng Cửu là tết của người già. Như vậy, ngày 9 tháng 9 vừa bao gồm ý nghĩa vốn có của ngày tết Trùng Cửu truyền thống vừa biểu đạt lòng tôn kính người già của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

Vào dịp tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm(糕点) có cách đọc gần giống với “cao điểm” - trong đó, “cao” nghĩa là bánh. Chữ ‘cao’ này phát âm trùng với chữ “cao” trong từ “đăng cao”, có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Tết Trùng Cửu ăn món gì?

Bánh cao

Vào ngày Tết Trùng Cửu, người dân thường ăn bánh cao. Bánh này được nấu từ bột gạo xay, sau đó nấu cùng nước đường đỏ rồi hấp chín lên. Bánh có hình dạng 9 tầng như tòa bảo tháp. Bánh này tượng trưng cho số 9, trên cùng của chiếc bánh người thợ cho điểm to thêm cành phù du hoặc 2 con dê với ý nghĩa là món ăn dành cho Tết Trùng Cửu.

Bánh ngọt Trùng Dương

Bánh ngọt Trùng Dương là loại bánh hình tháp có rất nhiều lớp, bánh này tượng trưng cho ước nguyện vạn sự đều như ý, mọi việc đều thăng tiến.

Rượu hoa cúc

Tục uống rượu hoa cúc vào dịp Tết Trùng Cửu có nguồn gốc từ thời kỳ nhà Tấn, lúc đó có vị ẩn sĩ tên Đào Uyên Minh từ quan triều đình về Giang Tây ngâm thơ, trồng hoa cúc. Ông xô cùng có thiện cảm với loài hoa này và sẽ ngâm thơ hay khi được uống một ngụm rượu.

Vào một ngày Trùng Dương, ông ngắm hoa cúc, muốn uống rượu nhưng gia cảnh khó khăn nên việc có rượu uống là điều xa xỉ. Lúc đấy ông đã ngắt hoa cúc để ăn nhưng vẫn không say. Đúng thời điểm đó, có một vị sai nhân là Vương Hoằng đã đem đến một bình rượu tặng Uyên Minh.

Sau khi nhận rượu, vị ẩn sĩ vô cùng vui mừng, mở rượu ra uống cho đến lúc say. Chính vì vậy mà sau này, người dân cho hoa cúc vào rượu nếp. Các văn nhân thấy vậy nên hay bắt chước làm theo và lấy ngày 9/9 làm ngày uống rượu hoa cúc ngâm vịnh.

Cùng với việc uống rượu thì vào ngày Tết Trùng Cửu, người dân còn thường ngắm nhìn hoa cúc. Loài hoa này là biểu tượng của sự thanh cao, cao thượng, tượng trưng cho tình bạn thắm thiết của các danh sĩ.

Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới