TIN TỨC » Kiến thức

Thành phố miền núi nào lớn nhất Việt Nam?

Thứ bảy, 03/08/2024 13:08

Đây là thành phố lớn nhất của một vùng và là đô thị miền núi có dân số đông nhất Việt Nam.

Buôn Ma Thuột (còn được viết là Ban Mê Thuột, Buôn Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk. Đây là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và là đô thị miền núi có dân số đông nhất Việt Nam.

Buôn Ma Thuột hay còn có tên gọi khác là Buôn Mê Thuột. Là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk với độ cao 536m trên miền sơn cước Tây Nguyên. Nơi đây có diện tích là 37.718ha, chiếm khoảng 2,87% lãnh thổ của tỉnh Đắk Lắk. Ngoài diện tích rộng lớn, Buôn Mê Thuột còn có vị trí địa lý thuận lợi. Là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Đến với hành trình du lịch Buôn Ma Thuột, bạn chắc chắn sẽ bị hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đặc sắc. Một số cảnh quan có thể kể đến là: khu bảo tồn thiên nhiên, thác nước hùng vĩ…

Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km². Dân số toàn thành phố là 502.170 người, với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Hơn 80% dân số sống tại khu vực nội thành (tức khoảng 415.610 người). Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Bắc Tân Lợi nằm trên địa bàn phường Tân Lợi.

Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hoà, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 8 xã: Cư ÊBua, Ea Kao, Ea Tu, Hoà Khánh, Hoà Phú, Hoà Thắng, Hoà Thuận, Hoà Xuân. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu,... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi Đam San.

Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Ê Đê. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người.

Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà dài truyền thống... của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng...

Buôn Ma Thuột có thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Do khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24 độ C nên bạn có thể du lịch Buôn Ma Thuột vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng lý tưởng nhất là tháng 12 (mùa hoa dã quỳ vàng rực và các lễ hội địa phương đậm chất hoang sơ) hoặc tháng 2-3 (mùa hoa cà phê và lễ hội đua voi hấp dẫn).

Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới