TIN TỨC » Kiến thức

Thắp hương mùng 1, ngày Rằm âm lịch hàng tháng cần lưu ý gì để đón cát lành?

Thứ sáu, 15/09/2023 08:47

Ngoài giờ thắp hương, thẻ hương bạn cũng cần biết những lưu ý nhất định để đón vận may, tiền tài.

Trong ngày mùng 1, ngày Rằm hàng tháng, các gia đình Việt thường sửa biện hương hoa, lễ vật làm lễ cúng thần linh và tổ tiên để cầu một tháng mới may mắn, tốt lành. Dưới đây là những lưu ý cần biết khi thắp hương để đón điều lành:

Giờ đẹp để thắp hương

Tùy vào ngày cụ thể mà sẽ có 1 khung giờ cát lành khác nhau để lên hương (thắp nhang hương). Ví dụ ngày mùng 1 tháng 8 âm lịch, giờ lên hương đẹp nhất là giờ Mão (5h-7h) và giờ Dậu (17h-19h).

Bạn nên chọn những khung giờ đẹp trong ngày để lên hương, nhất là ngày mùng 1 và ngày Rằm để được hưởng những cát khí, an yên,…

Trong ngày Rằm, mùng một thắp hương cũng nên chọn giờ lành.

Chưa có quy chuẩn phải thắp bao nhiêu nén nhang hương mới đúng. Số lượng sẽ tùy vào sự mong cầu muốn gửi gắm đến chư vị thần linh.

- Thông thường thắp số lẻ là 1 hoặc 3 nén.

- Ngày thường nếu muốn mong cầu bình an, buôn may bán đắt thì bạn thắp 1 nén nhang hương là đủ để thể hiện sự thành kính với chư vị thần linh.

Trước khi thắp hương nên sắp xếp mọi vật phẩm dâng cúng chỉn chu. Mặc trang phục gọn gàng, tâm thế hoan hỉ, thân thể thanh tịnh để việc thờ cúng thuận cả mặt tâm linh và phong thủy.

Dâng hương lên ban thờ

Gia chủ cần lưu tâm chọn lựa loại hương có chất lượng tốt, đốt là cháy hết (không bị tắt hương, gãy đầu giữa chừng). Chọn nhang hương có mùi thơm dễ chịu để người sống không bị ảnh hưởng sức khỏe, thế giới tâm linh cũng hài lòng.

Về mặt phong thủy, hương trầm cao cấp là “sợi dây” kết nối giữa con cháu với thế giới tâm linh. Nhang hương trầm mang theo dương khí mạnh, thanh lọc không gian thờ chúng, đem lại an bình, phúc khí, tài vận, chiêu đón cát lành, phước lộc,… mạnh mẽ cho con cháu đồng thời giúp xua đuổi vận xui, đẩy lùi tà khí…

Chuẩn bị:

Trước khi thắp nhang hương cần bao sai (lau dọn) ban thờ gia chủ cần xin phép Thần linh – Gia tiên trước rồi mới tiến hành bao sái.

Lễ xin phép đơn giản gồm thanh bông hoa quả, nước sạch. Bất kể buổi lễ nào thì lễ vật nhiều hay ít không quan trọng mà quan trọng là sự thành tâm và thể hiện lòng biết ơn chân thành của gia chủ.

Người làm nhiệm vụ bao sái ban thờ cần tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên. Khi quá 1/2 tuần nhang thì có thể bắt đầu công việc.

- Bạn chuẩn bị khăn sạch, một cái chậu nhỏ, giấy và chổi sơn nhỏ, chuyên dùng để bao sái ban thờ.

- Nước ấm sạch có pha ngũ vị hương, hoặc gừng/tinh dầu thơm để bao sai ban thờ (đặc biệt tránh dùng nước lạnh, rượu, cồn hay dung dịch tẩy rửa để bao sái bàn thờ).

Cách thực hiện:

- Xịt trực tiếp lên đồ thờ, lau lại bằng khăn hoặc giấy khô.

- Đối với vết bẩn khó xử lý như khói hương bám lâu ngày, vết băng dính… nên xịt trực tiếp, chờ 1-2 phút để nước thơm hòa tan vết bẩn rồi lau sạch lại.

- Sau khi dùng nước thơm, không cần lau lại bằng nước thường nữa.

- Bao sái ban thờ làm từ trên cao xuống thấp. Bắt đầu từ bài vị thần linh, tới bài vị của tổ tiên và bát hương… Quá trình bao sái chú ý tránh xê dịch tượng, bát hương… Trường hợp lỡ hoặc buộc phải xê dịch thì sau đó phải làm lễ thắp hương và di chuyển về đúng vị trí ban đầu.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới