Trong xã hội phong kiến Trung Quốc cổ xưa, địa vị của người phụ nữ tương đối thấp, họ thường xuyên bị gia đình và xã hội gây áp lực, không được tự do quyết định vận mệnh của mình. Vì hoàn cảnh và bị ép buộc, nhiều phụ nữ bị bán, đưa vào lầu xanh để làm việc "mua hoa bán sắc" phục vụ nhu cầu giải trí của giới giàu có, quyền chức.
Thời xưa, các kỹ nữ chỉ biết cam chịu, không dám bỏ trốn khỏi lầu xanh (Ảnh minh họa)
Thời xưa không có công nghệ hiện đại, không có thẻ căn cước và thông tin điện tử, vậy câu hỏi đặt ra là tại sao những người phụ nữ bị bán vào lầu xanh không dám trốn mà luôn phải chịu sự kiểm soát cho đến khi họ chết, hoặc chỉ có thể rời đi bằng cách chuộc thân?
(Ảnh minh họa)
Đầu tiên, phụ nữ trong lầu xanh có nhiều cấp độ khác nhau, mức độ đãi ngộ càng cao thì thu nhập càng nhiều, nhưng giám sát cũng càng nghiêm ngặt. Tất cả đều là "công cụ kiếm tiền" của người chủ kinh doanh. Nếu có quý tướng muốn đón đến nhà ngâm thơ hoặc biểu diễn tài năng, phải báo cáo với "bà chủ" và được theo dõi bởi nhân viên đặc biệt, một là bảo vệ, hai là giám sát. Những lầu xanh thường "nuôi" nhiều đàn ông to khỏe, không chỉ duy trì trật tự mà còn phải quản lý những phụ nữ ở đây để họ luôn trong tầm kiểm soát.
(Ảnh minh họa)
Thứ hai, dù có thể trốn thoát khỏi lầu xanh nhưng sau đó họ vẫn sẽ bị phát hiện và bị bắt trở lại. Nếu may mắn trốn thoát khỏi lầu xanh, những người phụ nữ này sẽ phải sống chui rúc, nhằm tránh lộ mặt để không bị phát hiện. Cuộc sống lang thang không có kết cục tốt đẹp, bởi trên đường phố luôn tiềm ẩn nguy hiểm bởi đầy những người đàn ông ăn xin và những kẻ thổ phỉ cướp bóc. Những phụ nữ trong lầu xanh dù chạy ra ngoài, xác suất sống sót cũng là quá thấp, thà ở trong nhà chứa, ít nhất là có thể sống sót và có cơ hội kiếm tiền chuộc thân. Đã từng có một số phụ nữ muốn bỏ trốn và cái giá phải trả là họ đã bị những người đàn ông vạm vỡ này làm nhục đến chết, sau đó bị ném xác xuống sông.
(Ảnh minh họa)
Trên thực tế, điều quan trọng không phải là điều kiện bên ngoài, mà là tư tưởng bên trong của họ. Đó là những người phụ nữ của xã hội cũ, quan niệm truyền thống về địa vị thấp kém mới là nguyên nhân cốt lõi kìm hãm họ trong các nhà chứa của lầu xanh. Xã hội phong kiến đặc biệt nhấn mạnh quan niệm trinh tiết đối với phụ nữ. Chưa kể, thân phận phụ nữ thời đại phong kiến luôn thấp kém, lại ở chốn lầu xanh thì số phận họ luôn bị mọi người coi thường, khinh rẻ.
(Ảnh minh họa)
Tất nhiên, nếu may mắn, một số nữ tử sẽ gặp được người tài giỏi, giàu có sẽ chuộc họ thoát khỏi chốn lầu xanh. Tuy nhiên, dù được về nơi ở mới cũng chẳng qua là thê thiếp của nhà quan, thân phận của họ vẫn bị đối xử thậm tệ bất cứ lúc nào.
Chính vì những trở ngại trên, phụ nữ ở lầu xanh thường chỉ có thể vô vọng tiếp tục hầu hạ các quan khách và sống một mình bên trong lầu xanh sau khi về già.