(Ảnh minh họa)
Mặc dù vào cung làm cung nữ thì không phải ai cũng mong muốn, tuy nhiên vì áp lực từ nhà vua, triều đình nên không một ai dám kháng lệnh, bắt buộc phải để con gái mình vào cung hầu hạ hoàng đế. Nếu may mắn được hoàng thượng sủng ái thì có thể đổi đời, nhưng nếu không may mắn thì cuộc đời của những cung nữ này sẽ trở nên vô cùng thảm khốc, kể cả khi rời khỏi cung điện.
(Ảnh minh họa)
Thời nhà Thanh, đối với những phụ nữ ngoài 25 tuổi đã được coi là “già”, nếu không được hoàng thượng sủng ái sẽ bị trục xuất khỏi cung điện. Tuy nhiên, dù mới 25 tuổi, đang tuổi đẹp nhất thời con gái ngày nay nhưng khi trở về lại không ai muốn kết hôn với họ, tại sao lại như vậy?
(Ảnh minh họa)
Đối với xã hội phong kiến Trung Quốc, phụ nữ sau khi rời cung được cho là đã cống hiến hết những gì đẹp nhất của người con gái trong cung, họ phải sống một cuộc sống gò bó, kiêng khem, tuân thủ những lễ nghi, phép tắc… Thậm chí có những cô gái phải làm những công việc nặng nề, thiếu thốn đủ thứ, những điều này tàn phá cơ thể của những cung nữ này khủng khiếp.
(Ảnh minh họa)
Hầu hết những cô gái rời cung đều gặp những vấn đề về sức khỏe khiến tứ chi yếu ớt, mạch yếu, thường xuyên đau nhói ở ngực, muốn khỏi bệnh cần phải nghỉ ngơi trong thời gian dài, thậm chí phải chữa bệnh rất tốn kém. Điều này dẫn tới giá trị của những cung nữ này rất thấp, chẳng một người đàn ông khỏe mạnh nào muốn cưới một người phụ nữ như vậy về làm vợ cả. Hơn nữa, thời phong kiến Trung Quốc, địa vị của phụ nữ không cao nên điều này càng khó có thể xảy ra, ngay cả những kẻ lang thang cũng không muốn cưới họ cũng là điều dễ hiểu.