Thời xưa ở Trung Quốc, các cô gái 13 - 14 tuổi đã bắt đầu kết hôn, sau đó cũng nhanh chóng sinh con. Thời đó, một cô gái trong độ tuổi 20 mà vẫn chưa lấy chồng sẽ phải chịu rất nhiều lời dị nghị của người khác.
Trong mắt những người hiện đại, làm thế nào cũng không thể hiểu được một người con gái 13, 14 tuổi suy nghĩ và cơ thể của họ vẫn chưa trưởng thành, tại sao một số người đàn ông trưởng thành vẫn thích lấy họ? Đằng sau điều này, có ba lý do ẩn giấu.
(Ảnh minh họa)
Hầu hết các gia đình cổ đại xưa có con gái đều sẽ bắt đầu tuyển rể khi con gái họ 13, 14 tuổi. Lý do rất đơn giản, nguyên nhân chính là do mức sống của người xưa còn thấp, tài chính không cho phép họ có thể nuôi con gái thêm nhiều năm sau đó nữa. Họ gả con gái là cách tốt nhất để bớt áp lực, con gái lấy chồng không chỉ giảm nhu cầu khẩu phần ăn mà còn nhận được quà hồi môn. Những điều này đủ để nuôi một gia đình sắp chết đói, và cô con gái nhỏ cũng có thể tự nuôi sống bản thân sau khi kết hôn.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, do trình độ y học ở thời cổ đại còn thấp nên việc chữa khỏi các bệnh nan y thông qua các bài thuốc Đông y là rất khó chữa, đặc biệt là một số bệnh phụ khoa. Vào thời cổ đại, các cô gái trẻ, một khi đã có hôn thú được coi là đã "trưởng thành", và sẽ được gả đi càng sớm càng tốt vì sự an toàn về sức khỏe. Không chỉ dân thường mà ngay cả một số triều đình ở các triều đại kế tiếp nhau cũng chủ trương phụ nữ kết hôn sớm.
(Ảnh minh họa)
Cuối cùng, liên quan đến địa vị thấp kém của phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa. Bấy giờ, tư tưởng trọng nam khinh nữ cực kỳ khắc nghiệt, phụ nữ chỉ được coi là "vật đính kèm" của đàn ông, hầu như không có địa vị gì trong xã hội. Khi lấy chồng, phụ nữ cũng phải tuân theo nhà chồng, muốn trở về với mẹ đẻ cũng phải thông qua sự đồng ý của chồng và nhà chồng. Thêm vào đó là quan niệm không có con nối dõi là điều bất hiếu nhất, nên nam giới cũng sẽ phải sớm lấy vợ, khai chi tán diệp, sinh con đẻ cái cho gia đình, phát triển gia tộc của mình.