Không phải ngẫu nhiên người xưa đặt tên đệm cho con đều có chữ 'thị':
Bởi lẽ, ông bà ta quan niệm tên con gái phải thể hiện được sự thùy mị, nết na để dễ cho việc dựng vợ gả chồng sau này. Chữ "thị" biểu hiện cho người con gái thục nữ, mềm mại biết nữ công, biết vun vén. Chính vì vậy, phần lớn trong tên các cô gái ngày xưa đều có chữ, thị và được truyền lại bao đời nay.
Hiểu rõ hơn, chữ "thị" có ý nghĩa là chợ thể hiện một người nữ phải đảm đang chợ búa, quán xuyến việc nhà. Chẳng thế mà, ông bà ta xưa cũng có câu "trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân".
Chữ "thị" trong cái tên của người con gái gửi gắm nhiều hàm ý sâu sắc của người xưa.
Các cụ thường đặt tên như: Nguyễn Thị, Trần Thị, Lê Thị… Lâu dần thành lệ, mãi đến sau này khi người nữ đã được đặt tên thì vẫn kèm theo chữ lót “thị” trước tên riêng để phân biệt cho rõ ràng.
Về mặt nguồn gốc từ nguyên, theo học giả An Chi, “thị” là một từ Việt gốc Hán dùng để chỉ "phụ nữ". Chính vì vậy, để phân biệt nam nữ người ta thường để chữ "thị" khi khai sinh cho con gái sẽ không bị nhầm lẫn giới tính. Dù ngày nay nhiều người đã bỏ dần chữ "thị" trong tên của mình bởi họ cho rằng chữ "thị" khiến cho tên trở nên kém sang. Nhưng dù thế nao chữ "thị" chính là một phần bản sắc Việt, mạng đậm văn hóa của người Việt Nam so với các dân tộc khác trên thế giới.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo