Thông gia hòa thuận, gắn bó như ruột thịt thì con cháu được nhờ. Ngược lại, hai bên thông gia không hợp nhau, thậm chí ghét nhau đôi khi lại là tác nhân khiến vợ chồng con cái lục đục, thậm chí có thể đổ vỡ.
Trong cách đối xử với bên thông gia, đây là ba điều cấm kỵ không nên phạm phải:
Khoe khoang hay lên mặt
Việc cố tình khoe khoang với phía thông gia không những không được nể trọng mà thậm chí còn phản tác dụng.
Bởi khi đến giai đoạn thảo thuận hôn nhân, hai bên đều đã biết rõ về gia cảnh của nhau. Hơn nữa, khi đã sẵn sàng trở thành gia đình, không nên cố ý nhấn mạnh khoảng cách năng lực và địa vị giữa hai bên, điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy bị coi thường.
Đối đãi với nhà thông gia cần lưu ý ba điểm để duy trì hòa khí.
Tự hạ thấp mình
Hôn nhân không chỉ là chuyện của hai người mà còn của hai gia đình. Vì vậy, cần suy nghĩ cẩn thận trước khi nói hoặc làm gì để không làm con cái gặp khó khăn khi đối mặt với bố mẹ chồng sau này. Không nên bị ràng buộc bởi những tiêu chuẩn thế tục, mà hãy sống theo cách của chính mình và để trẻ sống cuộc sống của mình. Cũng tránh việc tâng bốc nhà thông gia và tự hạ thấp mình.
Đòi hỏi giá thách cưới cao ngất ngưởng
Một số cha mẹ có thể cho rằng việc đòi hỏi tài sản không phải vì họ mà vì cuộc sống sau này của con, trong khi bên kia coi tài sản như một cách thể hiện sự quan tâm đối với con.
Cần đặt mình vào góc độ của đối phương để suy nghĩ xem họ có thực sự có khả năng như vậy hay không. Trong phạm vi đồng ý của cả hai bên, nếu đồng ý đưa ra một số tiền tương đối cho giá thách cưới hay của hồi môn, đó là phúc đức của cha mẹ dành cho con cái. Nhưng nếu vượt quá giới hạn, đó là cách cư xử rất tệ và coi như bạn đang lợi dụng cuộc hôn nhân của con cái để trục lợi.