TIN TỨC » Kiến thức

Tiếp viên ngủ trên máy bay như thế nào? Sau khi biết căn phòng ẩn này, tôi cảm thấy như mình đã khám phá ra một thế giới mới

Thứ hai, 20/03/2023 17:22

Trên máy bay luôn có không gian nghỉ ngơi của phi hành đoàn và nơi này hoàn toàn bí mật, hành khách không nhìn thấy.

Tiếp viên hàng không là công việc trong mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, những hãng hàng không luôn rất khắt khe trong việc tuyển chọn tiếp viên, những người được chọn đều là những người xuất sắc. Tiếp viên là đại diện cho hãng hàng không, vì vậy họ luôn phải duy trì một hình ảnh hoàn hảo.

Khi làm nhiệm vụ, các tiếp viên cần mặc trang phục chuyên nghiệp, trang điểm nhẹ nhàng để luôn ở trạng thái tốt nhất. Nhưng trong quá trình bay dài, tiếp viên cũng cần có đầy đủ sức khỏe và giấc ngủ là điều không thể thiếu. Trên máy bay luôn có chỗ đặc biệt cho tiếp viên nghỉ ngơi mà chúng ta không hề hay biết.

Cũng như bao người bình thường, các tiếp viên hàng không cũng có nơi để nghỉ ngơi, nhất là khi làm việc trong những chuyến bay dài.

Nơi này thường nằm ở đầu và đuôi máy bay, được cấu tạo bởi một số khoang ẩn. Những nơi này tương đối kín đáo, kích thước của nơi nghỉ ngơi tùy theo từng loại máy bay, bên trong sẽ có giường và nhà vệ sinh. Mặc dù diện tích nhỏ nhưng vẫn là nơi rất tuyệt vời để nghỉ ngơi khi mệt mỏi.

Phụ thuộc vào mỗi máy bay, nhưng thông thường các khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn được bố trí ẩn sau buồng lái, phía trên khoang hạng nhất, giống như trên chiếc Boeing 777 này.

Một chiếc cầu thang bí mật dẫn lên phòng ngủ được giấu sau cánh cửa khá kín đáo. Chúng có thể được tìm thấy ngay gần buồng lái và cần có mã hoặc chìa khóa để sử dụng.

Sau khi đi lên cầu thang, phía tầng trên là những phòng ngủ trông khá chật chội, không cửa sổ với khoảng 7 - 8 giường (tùy hãng hàng không). Trong ảnh là khu vực nghỉ ngơi trên chiếc Boeing 787 Dreamliner. Các tiếp viên chỉ có thể cúi khom người, không thể đứng thẳng trong căn phòng này.

Đội tiếp viên và các phi công thay phiên nhau nghỉ ngơi theo ca trực trên các chuyến bay xuyên lục địa thường kéo dài từ 12 - 18 tiếng. Sau bữa ăn chính trên chuyến bay đường dài, một nửa số tiếp viên sẽ nghỉ ngơi, nửa còn lại tiếp tục công việc. Hai nhóm thay phiên nhau nửa chặng bay. Các phi công cũng có lịch trình tương tự.

Nghề nào cũng sẽ có những nỗi khổ riêng, hào nhoáng chỉ là vẻ bề ngoài của nghề. Nghề đáng ghen tị như tiếp viên hàng không thực ra cũng rất vất vả. Do yêu cầu của những chuyến bay nên họ thường xuyên phải xa nhà, ở khách sạn, việc chăm sóc gia đình cũng như bản thân không được chu đáo...

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)