Nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1.525 km2, phía bắc và đông bắc giáp Tiền Giang, Bến Tre; phía tây bắc và đông giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Trà Vinh, phía tây nam giáp Hậu Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ. Đây là địa phương duy nhất ở Nam Bộ giáp 7 tỉnh.
Vĩnh Long hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, dân số hơn một triệu người, trong đó có 24 dân tộc thiểu số. Tỉnh có diện tích vườn cây ăn trái lớn với nhiều loại quả đặc sản như thanh trà, bưởi năm roi, cam xoàn.
Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu về mảnh đất Vĩnh Long nhé!
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước. Tỉnh có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Tỉnh này cách biển Đông gần 200 Km nên hầu như không có nước mặn.
Vĩnh Long là tỉnh bản lề nối liền miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Lãnh thổ của tỉnh nằm giữa hai con sông lớn nhất đồng bằng sổng Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu - cửa ngõ ra biển rất thuận lợi. Vĩnh Long có quốc lộ 1A về miền Tây đi qua đã nâng cấp xong, quốc lộ 53, 54 nối với Trà Vinh, cầu Mỹ Thuận nối liền hai bờ của sông Tiền đã được đưa vào sử dụng và cầu Cần Thơ nối hai bờ sông Tiền. Hệ thống giao thông thuỷ bộ rất thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi nguyên liệu và hàng hoá. Vị trí này tạo cho Vĩnh Long trở thành trung tâm của vùng nông sản, thuỷ sản khu vực miền Tây Nam Bộ và được coi là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Tây với vùng kinh tế phát triển Đông Nam Bộ và với cả nước.
Đường thủy là loại hình giao thông phổ biến ở Vĩnh Long
Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh bao gồm: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng… Loại hình du lịch miền sông nước khá đặc trưng và phổ biến ở Vĩnh Long.