Lịch sử khoa bảng hơn 800 năm của Việt Nam (từ năm 1075 đến 1919), theo chương trình Nho giáo ghi nhận gần 3.000 người đỗ tiến sĩ. Trong đó, tỉnh Hải Dương có nhiều nhất với gần 490 người, theo Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh.
Huyện Nam Sách là huyện có nhiều tiến sĩ nhất cả nước với 125 người. Làng Mộ Trạch ở xã Tân Hồng, huyện Bình Giang được gọi là "lò tiến sĩ xứ Đông" với 36 vị đỗ đại khoa.
Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách (ảnh tư liệu)
Trong suốt chặng đường khoa cử Việt Nam (1075-1919), xứ Đông xưa, Hải Dương ngày nay là tỉnh nổi tiếng cả nước về truyền thống khoa bảng với 486/2898 vị tiến sĩ Nho học. Trong đó nổi bật nhất là làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang) được mệnh danh là "làng tiến sĩ", "lò tiến sĩ xứ Đông" với 39 vị. Huyện Nam Sách nhiều tiến sĩ nhất tỉnh Hải Dương với 106 vị (tính theo đơn vị hành chính trước năm 1900), 123 vị theo địa giới hành chính trước năm 2008. Còn theo đơn vị hành chính hiện nay có 107 người, gồm: 6 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 4 Thám hoa, 23 hoàng giáp, 66 tiến sĩ và 4 học vị tương đương với tiến sĩ. Nam Sách không chỉ đứng đầu Hải Dương mà còn dẫn đầu cả nước về số người đỗ đại khoa, tính theo đơn vị hành chính cấp huyện. Theo một số sách khảo cứu cấp tỉnh, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Văn miếu Quốc Tử giám - nơi diễn ra các hoạt động học tập, thi cử của cả nước - ở kinh thành Thăng Long là điều kiện thuận lợi cho các sĩ tử miền Bắc học tập nên những số người đỗ đại khoa tập trung nhiều các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định...
Hầu hết các nhà khoa bảng huyện Nam Sách sau khi đỗ đạt đều ra làm quan, đem tài năng, tâm huyết của mình để cống hiến cho đất nước, cho quê hương trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục...