TIN TỨC » Kiến thức

Tỉnh nào của Việt Nam toàn bộ là đất liền nhưng tên gọi là biển sâu?

Thứ tư, 24/07/2024 13:08

Qua nhiều thế kỷ, địa phương này không chỉ nổi tiếng với tên gọi mà còn phát triển thành một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú.

Ở Việt Nam, không ít địa phương có tên gọi bao hàm những ý nghĩa thú vị. Hải Dương - tỉnh nằm ở miền Bắc nước ta là một trong số đó. Tên gọi Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hoặc "ánh sáng từ miền duyên hải (phía Đông) chiếu về". Tên gọi này chính thức xuất hiện từ năm 1469.

Thành phố Hải Dương

Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và cả nước. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: 02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện; thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh.

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.668 km2; nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Năm 2019, nhiệt độ trung bình là 25,30C, số giờ nắng trong năm là 1.549 giờ, lượng mưa trung bình 104,6 mm/tháng, độ ẩm bình quân 84%.

Dân số tại thời điểm 01/01/2020 là 1.907.246 người, quy mô dân số của tỉnh đứng thứ 9 của cả nước và thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội, Hải Phòng); dân số khu vực thành thị chiếm 31,4%; cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Hải Dương năm 2019: Dưới 15 tuổi chiếm 24,1%, từ 15-59 tuổi chiếm 60,3, trên 60 tuổi chiếm 15,6%. Dân tộc Kinh chiếm 99,4% dân số của tỉnh, còn lại dân tộc thiểu số gần 11 nghìn người, chủ yếu di cư từ nơi khác đến do tìm việc làm và lập gia đình.

Lực lượng lao động của tỉnh là 1.071 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi lao động chiếm 83,6%. Lao động đang làm việc là 1.054 nghìn người; trong đó, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 28,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 45,2%; khu vực dịch vụ chiếm 26,1%.

Hệ thống kết cấu hạ tầng trong tỉnh cơ bản hoàn chỉnh, thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, tạo liên kết đồng bộ với các tỉnh trong Vùng. Hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được đầu tư cơ bản đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.

Qua nhiều thế kỷ, Hải Dương không chỉ nổi tiếng với tên gọi mà còn phát triển thành một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục và văn hóa của khu vực Đồng bằng sông Hồng. Đến nay, theo quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là động lực phát triển của Đồng bằng sông Hồng.

Hải Dương có nhiều thắng cảnh để phát triển du lịch

Bên cạnh những giá trị kinh tế - xã hội, Hải Dương còn được biết đến là điểm đến lý tưởng cho du khách trong suốt bốn mùa. Thời điểm đẹp nhất để tham quan là mùa lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3, khi tỉnh này tràn ngập không khí lễ hội với nhiều đền chùa và di tích lịch sử. Từ tháng 5 đến tháng 6, du khách có thể tận hưởng mùa thu hoạch vải thiều nổi tiếng của Hải Dương. Tháng 10 là thời gian lý tưởng để chiêm ngưỡng hoa hướng dương rực rỡ. Đến tháng 12, hoa dã quỳ nở rộ, tạo nên những khung cảnh đẹp dưới chân cầu Phú Tảo, TP Hải Dương, rất thích hợp để du khách check-in và lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.

Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới